KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách là một trong các hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ thường xuyên, liên tục trong đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của con người. Để có thể tham gia và đăng ký kinh doanh vận tải hành khách,  phải đáp ứng được các điều kiện tiên quyết theo quy định của pháp luật hiện hành. Các vấn đề cần quan tâm như điều kiện kinh doanh, hình thức kinh doanh, phương thức đăng ký, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh…Bài viết dưới đây của NPlaw về kinh doanh vận tải hành khách là gì hi vọng sẽ đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến quý đọc giả.

/upload/images/thuong-mai/cac-loai-hinh-kinh-doanh-van-tai-hanh-khach.jpg

 

I. Thực trạng kinh doanh vận tải hành khách hiện nay.

Vận tải hành khách là loại hình dịch vụ thương mại phổ biến trong mọi nền kinh tế. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đi lại của con người cũng nhiều hơn và đòi hỏi vận tải hành khách phải có sự phát triển tương ứng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu đó. Đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách liên tục đổi mới và  phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, kinh doanh vận tải hành khách đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi cả thế giới bùng lên dịch covid, đến hiện tại, tuy đã phần nào đi vào hoạt động ổn định, song các đơn vị vận tải hành khách vẫn gặp nhiều khó khăn. Điều này đặt ra thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những thay đổi chính sách cho hoạt động vận tải hành khách dựa trên nền tảng thực tế quả quá trình vận hành.

Phối hợp với cơ quan nhà nước, các chủ thể kinh doanh đã thực hiện nghiêm chủ trương đẩy mạnh hoạt động vận tải hành khách, trong đó triển khai nhiều giải pháp để điều chỉnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng vận tải hành khách. Bến xe và các đơn vị vận tải cũng đã có hợp đồng chặt chẽ hơn và tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong kinh doanh. Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cũng có chỉ đạo các địa phương hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật phù hợp, nhằm xúc tiến phát triển hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường bộ.

II. Kinh doanh vận tải hành khách là gì?

Khoản 2, Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định khái niệm kinh doanh vận tải hành khách như sau:

Kinh doanh vận tải hành khách là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. 

/upload/images/thuong-mai/kinh-doanh-van-tai-hanh-khach.jpg

 

Khoản 1 điều 66 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bao gồm:

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

- Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

III. Quy định pháp luật đối với kinh doanh vận tải hành khách.

Bất cứ quy định nào của pháp luật cũng đều quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể song song với nhau. Dưới đây, là quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách theo quy định tại Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008:

1. Quyền của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách. 

Chủ thể kinh doanh vận tải hành khách có các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

+ Thu cước, phí vận tải;

+ Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

2. Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vận tải hành khách.

Chủ thể kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ:

+ Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;

+ Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

+ Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;

+ Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;

+ Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

( Khoản 2, Điều 69 Luật giao thông đường bộ 2008)

IV. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách.

Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe oto, xe du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Công ty sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô trước khi kinh doanh.

/upload/images/thuong-mai/dieu-kien-cap-giay-phep-kinh-doanh-van-tai-bang-o-to.jpg

 

Khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ôtô phải có đủ các điều kiện chung sau đây:

- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ôtô theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh;phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách như sau:

- Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

- Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

- Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

Đồng thời, khi kinh doanh vận tải bằng ô tô, doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định sau:

- Quy định về điều kiện kinh doanh chi tiết đối với từng loại hình xe oto theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP

- Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Điều 11 Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)

- Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe (Điều 12, Nghị Định 10/2020/NĐ-CP)

Như vậy, ngoài đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật, mỗi loại hình kinh doanh vận tải hành khách sẽ có thêm các điều kiện mới có thể kinh doanh. Dựa vào các điều kiện đó, chủ thể đăng ký kinh doanh vận tải hành khách sẽ dễ dàng lựa chọn và đăng ký kinh doanh vận tải hành khách phù hợp theo mã ngành mà pháp luật quy định.

V. Thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải hành khách.

1. Hồ sơ để xin Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách.

Để đăng ký kinh doanh vận tải hành khách cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:

Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

+ Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao nh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành kh

thông.

(Lưu ý: Áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doa

ách sử dụng hợp đồng điện tử.)

- Đối với hộ kinh doanh vận tải:

+ Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải sẽ bao gồm những giấy tờ được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

/upload/images/thuong-mai/giay-phep-kinh-doanh-van-tai.jpg

 

2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải hành khách.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đối với hoạt động đăng ký kinh doanh vận tải được quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

- Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ,  nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về Sở Giao thông vận tải nơi có trụ sở của công ty. (Khoản 3, Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao thông vận tải nhận hồ sơ, nếu cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến bạn.

- Bước 3: Thẩm định và trả kết quả.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy phép kinh doanh có giá trị 7 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

VI. Giải đáp các thắc mắc đối với kinh doanh vận tải hành khách.

1. Cần đáp ứng những điều kiện gì để được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?

Theo quy định tại khoản 3, điều 3 Nghị định 10/2020-NĐ-CP: “Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).”

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là “Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.” (Khoản 5 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).

Khoản 2 Điều 67 Luật giao thông đường bộ quy định, chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.

Do vậy, để kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, ngoài đáp ứng các điều kiện chung của kinh doanh vận tải hành khách bằng oto, chủ thể kinh doanh cần đáp ứng được các điều kiện sau:

- Điều kiện chung quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008.

- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống; (điểm b, khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2020-NĐ-CP )

- Điều kiện kinh doanh đối với xe ôtô theo tuyến cố định quy định tại khoản 4, Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT

- Điều kiện kinh doanh đối với xe buýt theo tuyến cố định quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Điều 29 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT

2. Mã ngành trong trường hợp kinh doanh vận tải hành khách đường bộ  trong nội thành là bao nhiêu?

Theo quy định tại Phụ lục I Quyết định 27/2018/QĐ- TTCP về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam quy định mã ngành kinh doanh vận tải. Theo đó, mã ngành kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trong nội thành là: 

- Vận tải hành khách trong nội thành bằng xe buýt: 49210

- Vận tải hành khách đường bộ nội thành( trừ xe buýt): 4931

+ Vận tải hành khách bằng hệ thống đường sắt ngầm hoặc đường sắt trên cao: 49311

+ Vận tải hành khách bằng taxi: 49312

+ Vận tải hành khách bằng mô tô, xe máy và xe có động cơ khác: 49313

+ Vận tải hành khách đường bộ (trừ xe buýt): 49319

3. Mức phạt tối đa trong trường hợp kinh doanh vận tải hành khách nhưng không có Giấy phép kinh doanh vận tải là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ- CP xử phạt vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

- Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải,…

Như vậy, mức phạt với ô tô kinh doanh vận tải hành khách nhưng không đăng ký tối đa là 20.000.000 đồng.

VII. Dịch vụ tư vấn đối với kinh doanh vận tải hành khách.

Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận tải nói chung và vận tải hành khách nói riêng, chất lượng dịch vụ vận tải trong cơ chế thị trường có ý nghĩa tiên quyết đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đáp ứng các quy định về kinh doanh vận tải hành khách là điều kiện giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã có thể đứng vững và phát triển không ngừng. 

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp về quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách. Trong quá trình tìm hiểu, nếu còn thắc mắc hay quan tâm về vấn đề kinh doanh vận tải hành khách, quý độc giả vui lòng liên hệ đến NPlaw để được giải đáp chi tiết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan