Kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản hiện nay

Kinh doanh xuất khẩu thủy sản đã và đang là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản theo đó cũng không ngừng phát triển. Vậy làm sao để hiểu thế nào là kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản và những vấn đề liên quan xoay quanh về kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng về kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản hiện nay

Hiện nay, ngành kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản đang phát triển mạnh mẽ và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Dưới đây là một số thông tin về thực trạng của ngành kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản hiện nay:

  • Tăng trưởng sản lượng: Sản lượng xuất khẩu thuỷ sản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, đặc biệt trong các nước có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ecuador, Chile và Norway.

Tìm hiểu về kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản

  • Xuất khẩu đa dạng: Ngành kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản hiện nay không chỉ tập trung vào các loại hải sản truyền thống như cá, tôm, mực, hàu mà còn mở rộng sang các loại động vật biển khác như hải quỳ, sò điệp, cua, mực, cá ngừ, cá tra, cá basa và cá hồi. Điều này giúp mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu.
  • Tăng cường công nghệ: Ngành kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản đang sử dụng công nghệ tiên tiến để tăng cường chất lượng và an toàn sản phẩm. Các nhà máy chế biến hải sản được đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại để làm tăng giá trị thương phẩm xuất khẩu.
  • Thị trường xuất khẩu chính: Các thị trường xuất khẩu chính của ngành kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản đã phát triển mạng lưới đối tác và khách hàng toàn cầu để tiếp cận các thị trường này.
  • Vấn đề bảo vệ môi trường: Ngành kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản đang đối mặt với thách thức về bảo vệ môi trường và bền vững. Việc quản lý tài nguyên thuỷ sản và sử dụng phương thức nuôi trồng và chế biến bền vững là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.

Tổng quan, ngành kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản đang tiếp tục phát triển vững mạnh và có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, các vấn đề về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên vẫn cần được quan tâm và giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành.

II. Tìm hiểu về kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản

1. Kinh doanh xuất khẩu thủy sản là gì? Mã ngành nghề kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Kinh doanh xuất khẩu thủy sản là hoạt động kinh doanh liên quan đến việc sản xuất, mua bán và xuất khẩu các sản phẩm từ nguồn tài nguyên thủy sản như cá, tôm, hàu, sò, hải sản và các sản phẩm chế biến từ thủy sản như cá khô, mực khô, tôm tươi sống, mực tươi sống, cao lanh, mắm cá, nước mắm và các sản phẩm liên quan khác. Kinh doanh xuất khẩu thủy sản thường bao gồm các hoạt động như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, chế biến thủy sản và tiếp thị, xuất khẩu sản phẩm đến các thị trường trong và ngoài nước. Kinh doanh xuất khẩu thủy sản thường có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc gia có nền công nghiệp thủy sản phát triển.

Quyền của chủ thể kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Nhóm ngành bán buôn thủy sản được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), theo đó bán buôn thủy sản có mã ngành 46322

Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua...), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc...), động vật không xương sống khác sống dưới nước.

2. Quyền của chủ thể kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Căn cứ Khoản 1 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 có quy định về chủ thể kinh doanh xuất khẩu thủy sản có quyền sau đây:

  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 43 của Luật Thủy sản 2017, quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 44 của Luật Thủy sản 2017;
  • Được Nhà nước bảo vệ khi tổ chức, cá nhân khác xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình nuôi trồng thủy sản; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật;
  • Được thông báo về tình hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản;
  • Được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định;
  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu.

3. Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Căn cứ Khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 có quy định về chủ thể kinh doanh xuất khẩu thủy sản có nghĩa vụ sau đây:

  • Sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
  • Tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường;
  • Sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;
  • Lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản;
  • Cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
  • Trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.

III. Quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản

1. Hồ sơ để xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Căn cứ Khoản 2 Điều 69 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu thủy sản như sau:

“2. Hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản gồm:

a) Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.”

Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu thủy sản gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản;
  • Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Căn cứ Khoản 3 Điều 69 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện cấp phép xuất khẩu loài thủy sản như sau:

“3. Trình tự thực hiện cấp phép xuất khẩu loài thủy sản:

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ;

b) Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 37.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Tổng cục Thủy sản trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.”

Như vậy, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh xuất khẩu thủy sản gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ 

Bước 2: Tổng cục Thủy sản xem xét nội dung hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Bước 3: Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản và sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không đồng ý hoặc nội dung hồ sơ không đạt, Tổng cục Thủy sản trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản

1. Để kinh doanh xuất khẩu thủy sản ngoài giấy phép xuất khẩu thì cần những giấy phép gì?

Theo Điểm 2 Công văn 5665/TCHQ-GSQL năm 2021 hướng dẫn về thủy sản xuất khẩu như sau:

“2. Đối với thủy sản xuất khẩu

- Các loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước CITES xuất khẩu vì mục đích thương mại phải có giấy phép CITES theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP .

- Kiểm soát chặt chẽ các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài được phép xuất khẩu có điều kiện. Các trường hợp thuộc Danh mục nêu trên xuất khẩu vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải có giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.”

Như vậy, tùy thuộc vào loại thủy sản xuất khẩu nếu thủy sản xuất khẩu thuộc danh mục "Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện" ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì phải xin giấy phép xuất khẩu loài thủy sản theo quy định.

Còn trường hợp nếu loài thủy sản xuất khẩu thuộc các loài thủy sản tại Phụ lục Công ước CITES xuất khẩu vì mục đích thương mại thì phải có thêm giấy phép CITES để xuất khẩu.

Nếu loài thủy sản không thuộc danh mục nêu trên thì khi xuất khẩu mình chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục tục hải quan xuất khẩu bình thường theo quy định hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC không phải xin giấy phép xuất khẩu.

2. Mức phạt khi không đăng ký kinh doanh xuất khẩu thủy sản

Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.”

Như vậy, nếu không đăng ký kinh doanh xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đến 15 triệu.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan