Trong các giao dịch thương mại, giao hàng kém chất lượng là một vấn đề khác phổ biến hiện nay, gây thiệt hại lớn cho người mua và làm mất uy tín của bên bán. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc một số quy định pháp lý về thực trạng này và giải đáp các thắc mắc thường gặp trong trường hợp người bán giao hàng kém chất lượng.
Giao hàng kém chất lượng là một vấn đề phổ biến trong các giao dịch thương mại hiện nay, đặc biệt khi các giao dịch ngày càng mở rộng cả về quy mô và hình thức, từ trực tiếp đến trực tuyến. Thực trạng này thể hiện qua việc bên bán giao hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn hoặc điều kiện đã cam kết, ví dụ như hàng hóa không đúng mẫu mã, kích thước, hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật. Việc giao hàng kém chất lượng không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho bên mua, mà còn làm mất uy tín của bên bán trên thị trường.
Theo khoản 1 Điều 34 Luật thương mại 2005 về giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa: “Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng”.
Theo đó, có thể hiểu giao hàng kém chất lượng là việc bên bán giao hàng hóa, sản phẩm không đúng với các tiêu chuẩn hoặc yêu cầu đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 40 Luật thương mại 2005 quy định trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng như sau:
“Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng”.
Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì bên bán phải chịu trách nhiệm khi giao hàng không đúng chất lượng đã thỏa thuận theo các trường hợp quy định nêu trên.
Để xác định hàng hóa được giao có phải hàng kém chất lượng hay không cần xem xét dựa trên thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật thương mại 2005 như sau:
Như vậy, việc việc định bên bán có giao hàng kém chất lượng, không đúng hợp đồng hay không cần căn cứ thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thì xác định theo khoản 1 Điều 39 nêu trên.
Khoản 2 Điều 39 Luật thương mại 2005 quy định trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền như sau: “Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, bên mua có quyền trả hàng khi bên bán giao hàng kém chất lượng, không đúng thỏa thuận tại hợp đồng đã giao kết theo quy định nêu trên.
Bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài trong thương mại. Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.
Như vậy, khi bên bán giao hàng kém chất lượng thì có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại, tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra cho bên bị vi phạm. Khi nhận thấy hành vi giao hàng kém chất lượng của bên bán gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của mình, bên mua hoặc các bên liên quan có quyền yêu cầu bên bán bồi thường theo quy định.
Theo khoản 3 Điều 317 Luật thương mại 2005, một trong những hình thức giải quyết tranh chấp là: “3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án”.
Khi xảy ra tranh chấp về việc giao hàng không đúng chất lượng theo hợp đồng, một trong các bên tranh chấp được quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại khi các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được theo Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010.
Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp về giao hàng kém chất lượng cơ bản như sau:
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định khi người bán giao hàng kém chất lượng hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn