Làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử lý như thế nào?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những văn bản pháp lý quan trọng, xác nhận tư cách pháp nhân và quyền hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, hành vi làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp và các bên liên quan. Vậy hành vi này bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

I. Thực trạng làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hiện nay, tình trạng làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh và trật tự quản lý nhà nước. Các đối tượng vi phạm có thể làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để lừa đảo, trốn thuế, vay vốn ngân hàng, hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh bất hợp pháp. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho các cá nhân, doanh nghiệp bị lừa đảo mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lý.

II. Quy định pháp luật về làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

1. Thế nào là làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hiện nay không có quy định giải thích thế nào là làm giả. Tuy nhiên, trên thực tế có thể hiểu làm giả có nghĩa là tạo ra cái có bề ngoài giống thật để làm cho người khác tưởng là thật. Theo đó, làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền nhưng lại tạo ra giấy tờ giả mạo bằng những phương thức, thủ đoạn để coi nó như thật nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

2. Các hành vi bị coi là làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Các hành vi bị coi là làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm nhiều phương thức khác nhau nhằm tạo ra một tài liệu giả mạo có hình thức và nội dung tương tự giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thật do cơ quan có thẩm quyền cấp. Một số hành vi phổ biến có thể kể đến như: vẽ, in, photo, viết, các kỹ thuật khác... nhằm làm ra các loại tài liệu giả giống như các loại tài liệu thật của cơ quan, tổ chức.

3. Có bị xử lý hành chính khi làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không

Hiện nay chưa có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hành vi làm giả tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật là hành vi trái pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

III. Một số thắc mắc về làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

1. Có bị xử lý hình sự khi làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm...”.

Như vậy, hành vi làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định trên.

2. Có bị thu hồi giấy chứng nhận khi phát hiện hành vi làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không

Điều 89 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Theo đó, trong vụ án hình sự, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giả được xem là vật chứng phạm tội. Do đó, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về xử lý vật chứng: “Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy”.

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giả sẽ bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Trước những rủi ro pháp lý liên quan đến việc làm giả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp và cá nhân cần hiểu rõ quy định pháp luật để tránh các hành vi vi phạm. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan