Làm giả sổ đỏ hiện nay là một tình trạng đáng báo động. Các đối tượng có hành vi làm giả sổ đỏ và bán đất với giá rẻ hơn giá thị trường đồng thời các đối tượng này cũng lợi dụng tình trạng thiếu hiểu cũng như ham rẻ của người dân để nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Làm giả sổ đỏ hiện nay ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp. Vậy các đối tượng này sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây, NPLaw làm rõ hơn về vấn đề liên quan đến lĩnh vực này nhé.
Hiện nay, nhiều người lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật đã tiến hành làm giả sổ đỏ nhằm chiếm đoạt tài sản của họ. Cụ thể tại tỉnh Quảng Bình, có nhiều diễn biến khá phức tạp, giá đất thiếu ổn định, xảy ra hiện tượng đầu cơ, mua đi bán lại, tăng giá đột biến… gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống, sinh hoạt của người dân.
Các đối tượng làm giả sổ đỏ đã lấy tên giả, sử dụng số điện thoại khuyến mãi để liên hệ gặp chủ đất xem vị trí thửa đất, nhà và sổ đỏ bản chính để đặt cọc. Khi chủ đất sơ hở, nhóm sẽ đánh tráo giấy giả được làm trước đó với giấy thật. Khi có sổ đỏ thật, nhóm này tiếp tục thuê người đóng giả chủ đất và làm giả giấy tờ tùy thân để ủy quyền, chuyển nhượng cho người khác với giá trị thấp hơn giá thị trường từ đó chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân.
Việc làm giả sổ đỏ ngày càng trở nên tinh vi khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Các đối tượng có thể thông qua các bài viết mà người dân đăng bán đất trên mạng xã hội và tiến hành lấy cắp thông tin để làm sổ đỏ.
Sổ đỏ giả tinh vi và giống thật đến mức những người có chuyên môn, kinh nghiệm cũng khó có thể phân biệt được. Do đó, nhiều đối tượng đã thực hiện trót lọt hành vi phạm tội bằng cách sử dụng các loại sổ đỏ giả trên, chiếm đoạt được nhiều tài sản. Những vụ việc này đã gây thiệt hại rất lớn đến tài sản của người dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, cũng như lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm một tờ có 04 trang in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen được gọi là phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung như sau:
Nội dung của Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Sổ đỏ làm từ phôi thật do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho các địa phương. Vì lý do nào đó, các phôi thật này bị đánh cắp rồi tuồn ra ngoài cho các đối tượng làm giả tự in nội dung lên.
Những người làm giấy giả thường đóng vai cò đất hoặc người mua đi tìm nhà, đất để đầu tư. Qua trao đổi với chủ đất thật, nhóm này xin chụp, phôtô giấy tờ rồi lấy các thông tin có trên giấy thật như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, vị trí đất… in lên giấy giả.
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận gồm một tờ có bốn trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các nội dung như mục II.
Ngoài dùng kính lúp để kiểm tra sổ giả, bạn còn có thể dùng đèn pin chiếu vào vị trí dấu sổ đỏ (ở góc dưới bên phải mặt trước sổ hồng) một góc khoảng 10-20 độ. Với sổ đỏ thật, Quốc huy Việt Nam được in lồi lên, nội dung rõ ràng; mã số hiệu tại đó được đóng hoặc in bằng phương pháp in Typo vào chính giữa dấu nổi. Nếu là sổ đỏ giả, hình dấu Quốc huy được in lõm, không rõ nội dung; mã số hiệu được tạo bằng phương pháp in màu kỹ thuật số nên thường bị lệch so với hình dấu nổi.
Thực tế cho thấy, một số trường hợp sổ đỏ giả có thông tin về con dấu và chữ ký không thống nhất, chẳng hạn chức danh đề ký thay chủ tịch UBND nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do vậy, nếu thấy dấu hiệu này thì có thể đó là sổ giả.
Để biết sổ đỏ là thật hay giả, bạn xem kỹ các vị trí thường bị tẩy xóa như số sổ, loại đất, số vào sổ, hình thức sử dụng, thời hạn, diện tích, sơ đồ. Nếu sổ đỏ có trang bổ sung thì cần kiểm tra trang này có gồm dấu giáp lai, phương pháp in có phải là in offset, các thông tin trên trang có bị tẩy xóa không. Với sổ đỏ đã thế chấp nhiều lần thì cần kiểm tra dấu, chữ ký của phòng Tài nguyên Môi trường hoặc văn phòng đất đai.
Thông thường, giấy chứng nhận giả được in màu kỹ thuật số nên các chi tiết không sắc nét, không có các tổ hợp chấm mực hồng và thậm chí trên cùng một chi tiết in còn có nhiều hạt mực với màu sắc đậm, nhạt khác nhau.
Trước tình trạng làm giả sổ đỏ, sổ hồng nhiều như hiện nay, người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà đất nên mang sổ đỏ đến cơ quan có thẩm quyền như Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh hiện trạng nhà đất, tính chính xác của giấy chứng nhận rồi mới giao tiền. Bạn cũng có thể xác minh sổ đỏ tại các văn phòng công chứng lớn bởi họ có máy soi hiện đại, đội ngũ công chứng viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra giấy tờ nhà đất giả.
Nếu sau khi nhận sổ đỏ mà phát hiện đó là sổ đỏ giả, người dân cần tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hành vi phạm tội và nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thủ tục tố cáo hành vi làm giả sổ đỏ sẽ tuân theo quy định tại Mục 3 Chương II Luật tố cáo như sau:
Người có hành vi làm giả sổ đỏ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
Như vậy, người có hành vi làm giả sổ đỏ có mức phạt hành chính cao nhất là 30.000.000 triệu đồng đối với cá nhân và tối đa 60.000.000 đồng đối với tổ chức bên cạnh đó, người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Người có hành vi làm giả sổ đỏ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) như sau:
Người làm giả sổ đỏ nếu có các dấu hiệu phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, tùy vào từng trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Trên đây là những thông tin cơ bản về làm giả sổ đỏ. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực đất đai mà còn nhiều dịch vụ khác. Đồng thời NPLaw cũng giúp đỡ khách hàng chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu khi khách hàng khởi kiện và tham gia tranh tụng tại phiên tòa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi được ủy quyền. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn