Khi thị trường trong nước bão hòa, các nhà sản xuất thường hướng đến việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để tăng doanh thu cho doanh nghiệp và thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài. Vậy, các sản phẩm nào được phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và làm thế nào để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài?
Bước này chỉ cần thiết khi hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục phải xin giấy phép xuất khẩu như gạo, chất nổ, đồ cổ, …
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu của các hàng hóa này được thực hiện theo pháp luật chuyên ngành điều chỉnh tương ứng đối với từng loại hàng hóa.
Doanh nghiệp xuất khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài. Trước khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần rà soát kỹ các điều khoản trong hợp đồng để tránh tranh chấp hoặc tổn thất sau này, đặc biệt là các điều khoản về: hàng hóa, thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp, …
Sau khi ký kết hợp đồng và nhận đủ tiền tạm ứng theo thỏa thuận, doanh nghiệp xuất khẩu tổ chức sản xuất, chuẩn bị đầy đủ hàng hóa để giao cho đối tác nước ngoài theo hợp đồng. Hàng hóa phải phù hợp với nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng (số lượng, chủng loại, chất lượng, quy cách đóng gói, …).
Trường hợp trong hợp đồng mua bán có thỏa thuận các giấy tờ kèm theo hàng hóa (ví dụ: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, …) thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chuẩn bị và cung cấp cho nhà nhập khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện mua bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận chuyển theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
5/ Thực hiện thủ tục khai báo hải quan hàng xuất khẩu
Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện thủ tục khai báo hải quan theo quy định của pháp luật.
6/ Giao hàng
Sau khi hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành giao hàng hóa lên tàu để vận chuyển đi nước ngoài.
7/ Thực hiện các bước để được thanh toán
Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện các bước tiếp theo theo thỏa thuận trong hợp đồng để được thanh toán toàn bộ số tiền còn lại (nếu có).
Xuất khẩu hàng hóa là gì
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 thì xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam
Ngày 08/6/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2022 và thay thế cho Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017, Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ Tài chính.
Các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
1/ Động vật sống, các sản phẩm từ động vật.
2/ Các sản phẩm thực vật.
3/ Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật.
4/ Thực phẩm đã chế biến; đồ uống, rượu mạnh và giấm; thuốc lá và nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến; các sản phẩm chứa hoặc không chứa nicotin, dùng để hút mà không cần đốt cháy; các sản phẩm chứa nicotin khác dùng để nạp nicotin vào cơ thể con người.
5/ Khoáng sản
6/ Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan
7/ Plastic và các sản phẩm bằng plastic; cao su và các sản phẩm bằng cao su
8/ Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da; yên cương và bộ đồ yên cương; hàng du lịch, túi xách tay và các loại đồ chứa tương tự; các mặt hàng từ ruột động vật (trừ ruột con tằm)
9/ Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ; lie và các sản phẩm bằng lie; các sản phẩm từ rơm, cỏ giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; các sản phẩm bằng liễu gai và song mây
10/ Bột giấy từ gỗ hoặc từ nguyên liệu xơ sợi xenlulo khác; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa); giấy và bìa và các sản phẩm của chúng.
11/ Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt
12/ Giày, dép, mũ và các vật đội đầu khác, ô, dù, ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi, gậy điều khiển, roi điều khiển súc vật thồ kéo và các bộ phận của các loại hàng trên; lông vũ chế biến và các sản phẩm làm từ lông vũ chế biến; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc người
13/ Sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự; đồ gốm, sứ (ceramic); thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh
14/ Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý, và các sản phẩm của chúng; đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại
15/ Kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại cơ bản
16/ Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện; các bộ phận của chúng; thiết bị ghi và tái tạo âm thanh, thiết bị ghi và tái tạo hình ảnh, âm thanh truyền hình và các bộ phận và phụ kiện của các thiết bị trên
17/ Xe cộ, phương tiện bay, tàu thuyền và các thiết bị vận tải liên hợp
18/ Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; đồng hồ thời gian và đồng hồ cá nhân; nhạc cụ; các bộ phận và phụ kiện của chúng
19/ Vũ khí và đạn; các bộ phận và phụ kiện của chúng
20/ Các mặt hàng khác
21/ Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ.
Luật xuất nhập khẩu hàng hóa
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 và thay thế cho Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 gồm 05 Chương, 22 Điều, quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Các loại thuế phải nộp khi xuất khẩu hàng hóa
1/ Thuế xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng hóa, chủ hàng phải nộp thuế xuất khẩu.
Số tiền thuế xuất khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
2/ Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu là 0%.
Các chi phí khi xuất khẩu hàng hóa
1) Local charge (phí phát sinh tại cảng địa phương)
Phí này trả cho việc bốc xếp hàng hóa lên tàu, giao hàng tại cảng biển, cảng sân bay, nhà ga do hãng tàu, hãng bay thu thêm ngoài cước vận tải.
2) Local charge hàng xuất khẩu nguyên container
Hàng hóa xuất khẩu có chịu thuế GTGT không?
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu là 0%.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn