LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

Với nền kinh tế đang phát triển như hiện nay thì công ty cổ phần không còn quá xa lạ với tất cả mọi người bởi đây cũng là một trong những vai trò quan trọng góp phần trong sự phát triển của đất nước, công ty cổ phần bao gồm cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Vậy cổ đông sáng lập là ai? Trong quá trình hoạt động thì có được thay đổi cổ đông sáng lập không? Pháp luật quy định như thế nào về cổ đông sáng lập? Nhằm giải đáp những thắc mắc trên Nplaw xin gửi đến quý khách hàng bài viết “Làm thế nào để thay đổi cổ đông sáng lập”. 

I. Tại sao phải thay đổi cổ đông sáng lập

1.1. Cổ đông sáng lập là gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về cổ đông sáng lập như sau “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”. Như vậy một cổ đông được coi là cổ đông sáng lập khi thỏa mãn 02 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông;
  • Thứ hai, được kê khai và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập được nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1.2. Cổ đông sáng lập có phải cổ đông góp vốn không? phân biệt các trường hợp được thay đổi cổ đông sáng lập

Từ khái niệm đã nêu ở trên ta có thể thấy để trở thành cổ đông sáng lập thì người đó phải là một trong những cổ đông kê khai và ký tên trong danh sách nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh tại thời điểm thành lập doanh nghiệp do đó cổ đông sáng lập chính là cổ đông góp vốn. 

Các trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập: 

  • Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chuyển nhượng cổ phần hoặc tặng cho, thừa kế phần vốn góp;
  • Thay đổi cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần cổ phần đã đăng ký mua. 
  • Thay đổi cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông sáng lập là tổ chức đã bị sáp nhập, bị tách hoặc hợp nhất vào doanh nghiệp khác

II. Quy định về thay đổi cổ đông sáng lập

Căn cứ vào khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sáng lập có thể được thay đổi khi đáp ứng điều kiện sau:

  • Đối với trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho một cổ đông sáng lập khác thì trong vòng 03 năm sẽ được tự do chuyển nhượng.
  • Đối với trường hợp chuyển nhượng cho một người không phải là cổ đông sáng lập thì chỉ được chuyển nhượng trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông đồng ý, nếu một trong những cổ đông sáng lập không đồng ý thì việc chuyển nhượng này sẽ không được phép, khi cổ đông sáng lập nào chuyển nhượng sẽ không được phép biểu quyết trong số đó. Tuy nhiên những hạn chế này sẽ không được áp dụng nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
    • Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
    • Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

III. Thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập

Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do chuyển nhượng cổ phần hoặc tặng cho phần vốn góp

  • Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập ( do người đại diện theo pháp luật ký); 
  • Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị  ký); 
  • Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp); 
  • Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi; 
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần; 
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới: 
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu.; 
    • Cổ đông sáng lập mới là tổ chức;
  • Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; 
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ. 

Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn 

  • Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập (do người đại diện theo pháp luật ký); 
  • Quyết định về việc thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn của Đại hội đồng cổ đông (do chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
  • Bản sao biên bản họp về việc thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty; 
  • Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
  • Bản sao sổ đăng ký cổ đông có xác nhận của công ty;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông sáng lập mới:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu.
    • Cổ đông sáng lập mới là tổ chức: Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
  • Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
  • Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

IV. Các thắc mắc về thay đổi cổ đông sáng lập thường gặp

4.1. Thay đổi cổ đông sáng lập có cần thông báo không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 31 Luật doanh nghiệp 2020 và khoản 2 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thông báo thay đổi cổ đông sáng lập “Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;”, “Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.”  Như vậy việc thay đổi cổ đông sáng lập phải được thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh trừ trường hợp đối với công ty cổ phần niêm yết, việc công ty cổ phần chưa niêm yết phải thông báo khi thay đổi cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông sáng lập đó chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua. 

4.2. Thay đổi cổ đông sáng lập có cần thay đổi trong đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau “Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp”. Như vậy việc thay đổi cổ đông sáng lập sẽ làm thay đổi đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp công ty niêm yết, công ty chưa niêm yết chỉ thay đổi đăng ký kinh doanh khi cổ đông sáng lập đó chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần trong số cổ phần đã đăng ký mua.  

4.3. Thay đổi cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?

Căn cứ theo Điều 31 Luật doanh nghiệp 2020 thì khì thay đổi cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý những điều sau:

  • Cần đáp ứng hồ sơ hợp lệ (đầy đủ giấy tờ tương ứng đối với từng trường hợp cụ thể đã nên theo thành phần hồ sơ và nội dung các loại giấy tờ này được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);
  • Công ty cổ phần có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo về sự thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đến cơ quan nhà nước có thẩn quyền. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. 

4.4. Thay đổi cổ đông sáng lập có phải sửa điều lệ?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiêp 2020 quy định về Điều lệ công ty, trong quy định có nêu rõ điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động và một trong những điều lệ công ty bắt buộ phải có đối với công ty cổ phần chính là Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Như vậy, khi thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần thì cần phải sửa điều lệ. 

NPLaw vừa cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về những quy định cơ bản của việc thay đổi cổ đông sáng lập, tuy nhiên chế định về việc thay đổi này vô cùng rộng nếu quý khách hàng còn vấn đề gì thắc mắc hoặc chưa hiểu có thể liên hệ với Nplaw để được giải đáp chuyên sâu hơn. Ngoài ra Nplaw còn cung cấp nhiều dịch vụ pháp lý khác như làm các loại giấy phép, đầu tư, sở hữu trí tuệ, hôn nhân gia đình, tranh tụng hình sự, dân sự,...nếu quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ với Nplaw nơi đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan