Chúng ta thường được nghe về “Thanh Long Bình Thuận”, “Vải thiều Thanh Hà”, “Nước mắm Phú Quốc”,.... đại diện cho những sản phẩm có chất lượng tốt, khi nhắc tới những địa điểm này thường sẽ nhớ tới những “đặc sản” ấy.
Theo pháp luật Việt Nam, những dấu hiệu đó được gọi là Chỉ dẫn địa lý. Vậy, chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý như thế nào?... NPLaw luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn về vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam quy định rõ về quyền của tổ chức, cá nhân đối với chỉ dẫn địa lý. Hiểu biết và nắm rõ các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý chính là chìa khóa giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời phòng tránh các tranh chấp pháp lý có thể xảy ra sau này.
Căn cứ khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Theo đó, từ khái niệm được quy định trong luật sở hữu trí tuệ (SHTT) có thể thấy chỉ dẫn địa lý bao gồm tên địa lý, dấu hiệu, ký hiệu và hình ảnh biểu tượng phải được nhận biết bằng thị giác.
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là ai?
Pháp luật Việt Nam quy định Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Tuy nhiên Căn cứ theo Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung bởi Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ 2019) thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
Chỉ dẫn địa lý là từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh… chỉ rõ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Chỉ dẫn địa lý bao gồm các từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng,...
Tên gọi xuất xứ là tên địa lý của nước, địa phương nhằm để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó và các mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả yếu tố đó. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa. ( Ví dụ: Made in Vietnam,...)
Chỉ dẫn địa lý bao gồm: Các dấu hiệu, gồm: từ, ngữ, hình ảnh, ký hiệu. Còn tên gọi xuất xứ chỉ là Từ ngữ
Chỉ dẫn địa lý: Có mối quan hệ chủ yếu, nghĩa là: một hoặc một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa được thực hiện ở một vùng địa lý đó
Tên gọi xuất xứ: Có mối quan hệ dựa trên, nghĩa là: toàn bộ quá trình sản xuất phải được thực hiện tại vùng địa lý đăng ký bảo hộ
Các cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý bao gồm:
Luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi bổ sung 2009, 2019)
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 42/2019/QH14) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2019, theo đó đã có một số thay đổi như: Bổ sung cơ sở xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Bổ sung các quy định chi tiết về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý như căn cứ xác định tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa là trên cơ sở nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung các trường hợp không bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được nộp theo đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa; Bổ sung quy định về việc xử lý đề nghị quốc tế về chỉ dẫn địa lý.
Trên đây là những chia sẻ của NPLaw về các nội dung liên quan đến Chỉ dẫn địa lý. Là công ty luật có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, NPLaw luôn sẵn sàng tư vấn hồ sơ, thủ tục liên quan đến chỉ dẫn địa lý cho quý khách hàng. Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất các thủ tục liên quan đến đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến NPLaw để được giải đáp kịp thời và hiệu quả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn