LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế cho đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập và có đóng góp to lớn vào nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài không ngừng chảy mạnh vào Việt Nam, các công ty từ các nước tiên tiến đã và đang đầu tư hoạt động có hiệu quả trên dải đất hình chữ S này. Quá trình hội nhập đã giúp Việt Nam từ một nước kém phát triển, có thu nhập thuộc hàng thấp nhất thế giới nay trở thành nước nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu khu vực. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng cũng đem đến cho chúng ta những khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại được mở rộng và đa dạng hóa. Xung đột lợi ích giữa các bên cũng ngày một nhiều hơn, trong đó có xung đột về quyền sở hữu trí tuệ.

Trước bối cảnh đó, Luật sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội Việt Nam ban hành năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2009, 2019 nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu trí tuệ. Trong đó, luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý là một trong những nội dung quan trọng. Nhằm giúp quý bạn đọc có cái nhìn rõ hơn, NPLaw xin giới thiệu một vài nội dung quan trọng về chỉ dẫn địa lý sau đây.

Nội dung luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý

Quyền của tổ chức, cá nhân đối với chỉ dẫn địa lý là một trong các quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ. Việc nắm rõ các quy định của luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý sẽ giúp cho tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình được tốt hơn, phòng ngừa được các rủi ro pháp lý không đáng có sau này.

Khái niệm

Theo khoản 22 Điều 04 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Như vậy, khi đọc được chỉ dẫn địa lý thì người tiêu dùng sẽ biết được hàng hóa, dịch vụ đó đến từ đâu? Từ đó có thể đánh giá được chất lượng của sản phẩm.

cá nhân đối với chỉ dẫn địa lý là một trong các quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ

Cá nhân đối với chỉ dẫn địa lý là một trong các quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ

Điều kiện bảo hộ

Để được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam thì chỉ dẫn địa lý cần phải đáp ứng được hai điều kiện chung sau đây:

1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

Ở đây có thể hiểu rằng sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải là sản phẩm có nguồn gốc từ chính nơi được chỉ dẫn đến. Hay nói rõ hơn, nếu sản phẩm là trái cây thì loại trái cây đó phải được trồng trọt, thu hoạch hoặc sản xuất tại nơi có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Vừa qua Nhật Bản đã chính thức cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tại Bắc Giang của Việt Nam, đánh dấu lần đầu tiên một sản phẩm nông sản tại nước ta được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại xứ sở mặt trời mọc. Như vậy, các loại vải thiều đến từ các nước khác hay có nguồn gốc từ các địa phương khác không phải là Lục Ngạn thì sẽ không đủ điều kiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là vải thiều Lục Ngạn.

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các sản phẩm ngoài việc có nguồn gốc tại nơi có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì còn cần phải đáp ứng được điều kiện về danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý tạo thành. Do đó, để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm cần phải được xác định mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng để đánh giá danh tiếng của sản phẩm, xác định một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp có thông tin đánh giá về chất lượng, đặc tính của sản phẩm.

Đối với vải thiều Lục Ngạn, để được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, ông Nguyễn Thanh Bình, giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc cho biết, tháng 4/2019, sau khi hoàn thành các lựa chọn, trong vụ vải thiều năm 2020, Sở đã phối hợp tổ chức lấy mẫu phân tích sản phẩm. quá trình phân tích đã lấy mẫu có sự so sánh vải ử các vùng như: Phú Bình (Thái Nguyên), Chí Linh (Hải Dương), kết quả cho thấy trọng lượng vải của Lục Ngạn lớn hơn trọng lượng vải vùng xung quanh 11%, độ đường cao hơn từ 2% - 3%, độ ngọt lớn hơn từ 3% - 5% - theo tạp chí điện tử kinh tế nông thôn, vải thiều Lục Ngạn và câu chuyện bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân cũng cần lưu ý về một số đối tượng không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định theo pháp luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý để có sự điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, khác với các văn bằng bảo hộ khác, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Cách nhận biết chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa

Trước đây, tên gọi xuất xứ hàng hóa tồn tại như một quyền sở hữu công nghiệp được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 ra đời thì đã thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý để nói về nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm.

Với thuật ngữ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa thì có hai điểm khác nhau cơ bản sau đây:

Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu có thể là chữ cái tên gọi hoặc hình ảnh hoặc các dấu hiệu khác có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên tên gọi xuất xứ hàng hóa thì chỉ được thể hiện dưới dạng tên gọi chữ cái. 

Thứ hai, đối với chỉ dẫn địa lý thì chỉ cần một công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện tại nơi đăng ký thì sẽ được bảo hộ. Khác với chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa đòi hỏi khắt khe hơn, tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất hàng hóa phải được thực hiện tại nơi được tên gọi xuất xứ hàng hóa chỉ dẫn đến.

Cách nhận biết chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa

Cách nhận biết chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa

Cơ sở pháp lý của luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý

Theo khoản 04 Điều 04 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì “quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Do đó, các tổ chức, cá nhân có quyền được pháp luật bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.

Cơ sở pháp lý của luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý

Cơ sở pháp lý của luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý

Ngoài ra, để đăng ký chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Mục 6. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ từ Điều 79 đến Điều 83 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Cập nhật các thông tin về thay đổi luật

Hiện nay, luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý đã được thay đổi phù hợp cho hơn với thực tế. Cụ thể, về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, những chỉ dẫn địa lý nào được đăng ký tại Việt Nam theo luật pháp Việt Nam hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì sẽ được bảo hộ tại Việt Nam. Đối với các chỉ dẫn địa lý được đăng ký tại nước ngoài Việt Nam sẽ không công nhận đăng ký quốc tế và sẽ không được bảo hộ tại Việt Nam.

Kết Luận

Luật sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam, giúp tổ chức, cá nhân xây dựng được thương hiệu, phát triển hơn về mặt kinh tế, thương mại. Do đó, chỉ dẫn địa lý đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh hiện nay.

Để tránh các trường hợp tranh chấp phát sinh sau này, các tổ chức, cá nhân nên đăng ký với cơ quan chức năng để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw là một cơ sở uy tín, có trách nhiệm hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan