Bê tông tươi, bê tông thương phẩm là nguồn nguyên vật liệu phổ biến nhất trong quá trình xây dựng các công trình đường xá, cầu cống, nhà ở phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người. Vậy pháp luật có những quy định gì về sản xuất bê tông thương phẩm?
Hình ảnh bê tông thương phẩm
Sau đây, NPLaw sẽ phân tích các quy định của pháp luật về sản xuất bê tông thương phẩm.
Bê tông tươi (bê tông thương phẩm) là bê tông trộn sẵn. Đây là một hỗn hợp gồm các cốt liệu bao gồm đá, xi măng, cát, nước và các phụ gia theo từng tỷ lệ để có thể có được sản phẩm bê tông với các đặc tính cường độ khác nhau.
Hiện nay, dòng bê tông này có các loại sản phẩm gồm: bê tông thương phẩm Mác 100 đến 450. Mỗi loại có tỷ lệ xi măng/ cát/ đá khác nhau, do đó có đặc tính cường độ khác nhau.
So với bê tông trộn thủ công, bê tông tươi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn bởi quá trình sản xuất được xử lý bằng máy móc, quản lý cốt liệu khâu đầu vào giúp rút ngắn thời gian thi công hơn, chất lượng đồng đều hơn.
Ứng dụng Bê Tông Tươi Trong Xây Dựng: Bê tông tươi có độ bền tốt cùng các chỉ số cường độ lý tưởng nên có khả năng chịu lực lớn, đáp ứng được yêu cầu của các công trình lớn.
Phục Vụ Các Công Trình Lớn: Bê tông tươi được sử dụng để phục vụ cho các công trình nhà ở, trường học, cầu cống, các tòa chung cư cao tầng nhằm tạo nên kết cấu cho các công trình xây dựng.
Rút ngắn thời gian thi công: Nhờ vào bê tông tươi mà các công trình xây dựng được rút ngắn thời gian, máy móc, các thiết bị thi công, máy bơm, máy phun bê tông hỗ trợ rất nhiều vào quá trình xây dựng công trình.
II. Quy định pháp luật về sản xuất bê tông thương phẩm
Hiện nay pháp luật Việt Nam, cụ thể là trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất bê tông thương phẩm không có quy định cụ thể. Tuy nhiên, có thể hiểu sản xuất bê tông thương phẩm là quá trình sản xuất bê tông dưới dạng sản phẩm hàng hóa, được thực hiện tại các trạm trộn chuyên nghiệp để cung cấp cho các công trình xây dựng theo yêu cầu.
Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp sản xuất bê tông, thì cần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Hình ảnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong giấy đăng ký này, ngành nghề kinh doanh chính phải ghi rõ là sản xuất bê tông, các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
Để hoạt động hợp pháp trong ngành sản xuất bê tông, các doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các quy định pháp luật liên quan đến giấy phép và tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và an toàn lao động, doanh nghiệp còn phải thực hiện các thủ tục pháp lý để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, phục vụ nhu cầu xây dựng. Cụ thể:
Giấy phép môi trường:
Vì sản xuất bê tông có thể gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn và xử lý chất thải, doanh nghiệp cần có giấy phép về môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Hồ sơ cấp phép này bao gồm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, được nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
Doanh nghiệp sản xuất bê tông phải có giấy chứng nhận về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy, đảm bảo các quy trình sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn về an toàn lao động và có hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ. Giấy chứng nhận này được cấp bởi cơ quan quản lý lao động và cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương.
Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm:
Theo quy định của Luật Chất lượng Sản phẩm, Hàng hóa 2007, sản phẩm bê tông phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy để đảm bảo sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng an toàn cho công trình xây dựng.
Giấy phép xây dựng nhà máy và các công trình phụ trợ:
Trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng nhà máy hoặc trạm trộn bê tông, giấy phép xây dựng là bắt buộc. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ xem xét kỹ lưỡng các hạng mục công trình đảm bảo phù hợp với quy hoạch và tiêu chuẩn xây dựng.
III. Một số thắc mắc về sản xuất bê tông thương phẩm
Các cơ sở sản xuất của thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II của Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thì cần phải thực hiện các thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Đây thường là các cơ sở sản xuất thuộc danh mục có nguy cơ cháy, nổ cao. Phụ lục II của Nghị định 136/2020/NĐ-CP không có quy định cụ thể khi sản xuất bê tông thương phẩm phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
Hình ảnh phòng cháy chữa cháy
Tuy nhiên, nếu cơ sở sản xuất bê tông thuộc diện nguy cơ cháy nổ cao hoặc nằm trong danh mục quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, ví dụ như Có thể nằm trong khu vực sản xuất hoặc công nghiệp tập trung; Quy mô lớn, sử dụng thiết bị cơ giới và máy móc tiêu thụ năng lượng lớn;... thì cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.
Sản xuất bê tông thương phẩm không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và pháp luật không có quy định bắt buộc phải thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu quy mô hoạt động lớn và cần có hệ thống để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, nên thành lập công ty khi sản xuất bê tông thương phẩm.
Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm hoạt động mà không có giấy phép cần thiết sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành, tùy thuộc vào loại giấy phép mà cơ sở thiếu và tính chất vi phạm. Cụ thể:
Xử phạt do không có giấy phép xây dựng (nếu cần thiết)
Nếu cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm xây dựng mà không có giấy phép xây dựng (trong trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép), thì bị xử phạt theo Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Mức phạt tiền: từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình không phép thuộc đối tượng phải xin phép.
Xử phạt do không có giấy phép môi trường
Theo Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nếu cơ sở không có giấy phép môi trường thì sẽ bị phạt tiền từ 30 - 220 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động nguồn phát thải từ 03 - 06 tháng thậm chí còn có thể bị di dời dự án, cơ sở đến địa điểm khác
Xử phạt do không có giấy phép phòng cháy chữa cháy
Theo Điều 30 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực PCCC, nếu cơ sở không có giấy phép PCCC hoặc không đáp ứng các điều kiện an toàn PCCC thì phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan sản xuất bê tông thương phẩm
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề sản xuất bê tông thương phẩm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn