LƯU Ý VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐÁNH BẮT HẢI SẢN

Kinh doanh đánh bắt hải sản là một lĩnh vực đầy thách thức nhưng cũng rất tiềm năng. Đối tác chính trong ngành này chính là thiên nhiên - biển cả bao la với vô vàn loài hải sản phong phú. Để thành công, người kinh doanh cần phải hiểu rõ về thị trường, khách hàng, và biết cách chọn lựa hải sản chất lượng từ nguồn cung cấp đáng tin cậy. Đặc biệt, việc tuân thủ các quy định pháp lý cũng không kém phần quan trọng. Từ việc đăng ký kinh doanh, xin các giấy phép cần thiết, cho đến việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động, môi trường… tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và bền vững.

I. Thực trạng kinh doanh đánh bắt hải sản

Ngành đánh bắt hải sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Năng suất khai thác hải sản có xu hướng giảm, một phần do sự yếu kém của hệ thống tàu thuyền và ngư cụ truyền thống, khiến việc kiểm soát cường lực khai thác trên các vùng biển trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa và xây dựng các công trình ven biển đã góp phần làm ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống của các loài hải sản, như rừng ngập mặn, bãi cỏ biển, và rạn san hô. Các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia và môi trường biển.

Việt Nam là một trong mười quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ, điều này tạo ra lợi thế lớn cho ngành khai thác hải sản. Tuy nhiên, năng suất khai thác có xu hướng giảm dần ở tất cả các vùng, phản ánh sự cạn kiệt của nguồn lợi hải sản và sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp quản lý bền vững.

II. Quy định pháp luật về kinh  doanh đánh bắt hải sản

1. Hiểu như thế nào về kinh doanh đánh bắt hải sản

Kinh doanh đánh bắt hải sản là hoạt động mua các sản phẩm từ biển tại nơi đánh bắt/cơ sở nuôi trồng/các đại lý hải sản lớn về bán lại cho người tiêu dùng hoặc cung cấp hải sản cho các cửa hàng buôn bán hải sản nhỏ hơn.

Hiểu như thế nào về kinh doanh đánh bắt hải sản

2. Điều kiện để kinh doanh đ ánh bắt hải sản

Theo khoản 1 Điều 53 Luật Thủy sản 2017, Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận đối với tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển cho phép hoặc được tổ chức quản lý nghề cá khu vực cấp hạn ngạch cho Việt Nam;
  • Tàu cá có đủ điều kiện hoạt động; đã được đăng ký, có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực ít nhất 06 tháng; có đủ trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá; thiết bị giám sát hành trình, thông tin liên lạc phù hợp;
  • Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng hoặc chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp; thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có bảo hiểm, hộ chiếu; trên tàu hoặc một nhóm tàu phải có ít nhất một người biết sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện khác theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Điều kiện để kinh doanh đánh bắt hải sản

Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh đánh bắt hải sản cần đáp ứng các điều kiện trên

3. Cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh đánh bắt hải sản

Theo khoản 1 Điều 54 Luật Thủy sản 2017, Tàu cá Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận hoặc cấp phép.

Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cho phép kinh doanh đánh bắt hải sản.

III. Một số thắc mắc về kinh doanh đánh bắt hải sản

1. Việc kinh doanh đánh bắt hải sản có cần phải có giấy phép liên quan không?

Theo khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017, Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.

Như vậy, việc kinh doanh đánh bắt hải sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.

2. Một số lưu ý  khi kinh doanh đánh bắt hải sản

Khi kinh doanh đánh bắt hải sản, bạn cần chú ý đến một số điều pháp lý sau:

  • Giấy phép kinh doanh: Bạn cần có giấy phép kinh doanh phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá: Đối với tàu cá, bạn cần có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và giấy chứng nhận này phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng.
  • Thiết bị an toàn: Tàu cá cần được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Giám sát hoạt động của tàu cá: Cần phải giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển, đảm bảo thực hiện đúng quy định bật thiết bị giám sát hành trình (VMS) khi tham gia khai thác hải sản.
  • Tuân thủ các quy định về khai thác thủy sản: Cần tuân thủ các quy định về khai thác thủy sản, không thuộc danh mục nghề cấm khai thác.
  • Quản lý hoạt động khai thác: Cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ số lượng tàu cá, nắm được thực trạng tàu cá để sàng lọc, phân loại đảm bảo theo dõi, giám sát được toàn bộ hoạt động của đội tàu, xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

3. Kinh doanh đánh bắt hải sản không giấy phép có bị phạt không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP, Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn; tại điểm a khoản 3 Điều này, Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.

Kinh doanh đánh bắt hải sản không giấy phép có bị phạt không?

Như vậy, kinh doanh đánh bắt hải sản không giấy phép sẽ bị phạt từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

4. Kinh doanh  đánh bắt hải sản trái phép có bị thu hồi giấy phép không?

Theo điểm b khoản 5 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 21 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP), Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định: Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
  • Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
  • Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
  • Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
  • Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
  • Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Như vậy, kinh doanh đánh bắt hải sản trái phép có bị thu hồi giấy phép.

IV. Dịch vụ tư vấn  pháp lý liên quan kinh doanh đánh bắt hải sản

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về kinh doanh đánh bắt hải sản mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan