Vậy khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài, cần lưu ý gì về đơn đăng ký? Đăng ký kết hôn với người nước ngoài thông qua đơn đăng ký là tài liệu cần thiết trong hồ sơ đăng ký kết hôn giữa một công dân Việt Nam và một người nước ngoài. Đây là mẫu đơn được sử dụng để khai báo các thông tin liên quan đến cá nhân và xác nhận ý chí tự nguyện kết hôn của hai bên.
Vậy có những lưu ý gì về đơn đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.
Căn cứ theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam những căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Như vậy, có thể hiểu: Đăng ký kết hôn với người nước ngoài là thủ tục pháp lý nhằm công nhận quan hệ hôn nhân giữa một công dân Việt Nam và một người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc này đảm bảo quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được pháp luật bảo vệ và công nhận, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân thân, tài sản, hoặc con cái trong mối quan hệ hôn nhân.
Theo Điều 126 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:
Cụ thể các điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Phải được đăng ký kết hôn theo đúng quy định.
Như vậy, việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện của pháp luật Việt Nam như trên và pháp luật của nước người đó có quốc tịch.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng kết hôn với người nước ngoài bao gồm:
(1) Tờ khai đăng ký kết hôn;
(2) Hộ chiếu/ chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân còn hiệu lực.
(3) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (chứng minh hiện 02 bên đang chưa kết hôn, chưa có vợ/chồng) và xác nhận nơi cư trú.
Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 chỉ có giá trị 06 tháng, kể từ ngày cấp.
(4) Bản sao hộ chiếu, giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
Ngoài ra, một số trường hợp còn cần chuẩn bị:
(1) Trích lục ly hôn hoặc hủy kết hôn đối với người Việt Nam đã từng ly hôn hoặc hủy kết hôn nếu có.
(2) Văn bản xác nhận kết hôn không trái với quy định của ngành đối với công chức, viên chức hoặc quân đội vũ trang nếu có.
(3) Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh không có khả năng nhận thức và tự làm chủ hành vi (1 bản gốc + 1 bản hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật ra tiếng Việt).
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện là nơi có thẩm quyền thực hiện việc làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Như vậy, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ, hai bên hoặc một trong hai người sẽ nộp trực tiếp tại UBND cấp huyện nơi cư trú hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra thông tin và đối chiếu giấy tờ bản gốc. Nếu giấy tờ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ trả một phiếu tiếp nhận, trên đó sẽ được ghi thông tin thời gian nhận kết quả.
Bước 2: Phòng Tư pháp thẩm tra hồ sơ
Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra, xác minh và giải quyết hồ sơ kết hôn. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
Khi đã xác minh hồ sơ hợp lệ và và hai bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 3: Trả Giấy chứng nhận kết hôn
Sau khi ký Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, cán bộ làm công tác hộ tịch sẽ hướng dẫn hai bên kiểm tra nội dung trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn.
Thời gian từ lúc tiếp nhận đủ hồ sơ đến lúc nhận Giấy chứng nhận tối đa 13 ngày làm việc.
Thời hạn đến nhận Giấy đăng ký kết hôn: Trong không quá 60 ngày kể ngày thực hiện thủ tục đăng ký, hai bên cần đến UBND cấp huyện để lấy Giấy chứng nhận. Nếu không đến nhận giấy kết hôn đúng thời hạn, giấy đăng ký kết hôn sẽ bị hủy. Nếu hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện lại thủ tục này.
Theo quy định tại điều 37 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Theo Điều 26 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.
Như vậy, kết hôn với người nước ngoài thì có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định xử lý Đảng viên khi có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
"Điều 53. Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài
...
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vị phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Có vợ (chồng) là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với cấp uỷ trực tiếp quản lý và cấp uỷ nơi mình sinh hoạt.
b) Biết mà không có biện pháp ngăn chặn việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng, Nhà nước.
c) Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài.
d) Môi giới kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài trái quy định của pháp luật."
Như vậy, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài Đảng viên có thể bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
Căn cứ tại Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định, hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Như vậy, người nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu. Trường hợp không có hộ chiếu thì cần giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn