Luật hôn nhân và gia đình đã ghi nhận và cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đây là quy định mang tính nhân văn cao, tạo cơ hội cho nhiều người được làm cha mẹ. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Cùng NPLAW tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Trong đời sống hôn nhân, con cái như sợi dây liên kết bền vững, là kết quả của tình yêu viên mãn. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể gặt hái được quả ngọt này. Việc hiếm muộn trở thành vấn đề lớn, là một trong các nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ hôn nhân. Để giải quyết vấn đề này, nhiều cặp vợ chồng tìm đến người mang thai hộ.
Theo quy định hiện hành, pháp luật cho phép trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ chồng không thể tự mang thai do vô sinh. Nhưng việc mang thai hộ vì mục đích thương mại được coi là một hành vi vi phạm pháp luật.
Thực tế, việc mang thai hộ mang tính nhân văn cao, tạo cơ hội cho nhiều người được làm cha mẹ. Tuy nhiên, dần dần sự nhân văn này ngày càng biến chất. Không ít trường hợp kiếm tiền, kiếm lợi ích thông qua việc mang thai hộ. Thậm chí có nhiều tổ chức thực hiện việc mang thai hộ như một ngành nghề kinh doanh. Đây là hành vi vi phạm pháp luật bị nghiêm cấm trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Người vi phạm không chỉ bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là một trong các vấn đề được quan tâm và quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì?
Căn cứ khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mang thai hộ như sau:
“23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác."
Theo đó, việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác được xem là mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Dưới đây một số quy định về mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là một trong các trường hợp cấm tại điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Do đó, pháp luật Việt Nam không có quy định về điều kiện để mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình theo Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì mang thai hộ vì mục đích thương mại là một trong các trường hợp cấm. Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Và khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần đảm bảo các điều kiện tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Dưới đây giải đáp một số thắc mắc liên quan đến mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Theo Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về sinh con
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì sẽ bị xử lý như sau:
"Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Từ những quy định trên đối với người mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì sẽ bị xử lý như sau:
"Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Do đó, ngoài xử lý hình sự thì việc mang thai hộ vì mục đích thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Quý độc giả có thể tham khảo thêm mục 1 Phần IV bài viết này nhé.
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực là cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người mang thai hộ vì mục đích thương mại theo điểm b khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ chấp hành án theo bản án do Tòa án tuyên.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Để phân biệt và nhận biết khi nào bị xử phạt hành chính, khi nào sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự thì cần liên hệ Luật sư để được tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi này.
Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những công ty luật uy tín cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú về các quy định liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn