Hiện nay, nhu cầu làm đẹp thẩm mỹ đang có xu hướng phát triển mạnh. Chính vì vậy cũng xuất hiện nhiều phòng khám chuyên khoa về thẩm mỹ. Theo quy định của pháp luật thì khi muốn hoạt động về lĩnh vực này thì phải có giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Vậy làm sao để hiểu thế nào là mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ và những vấn đề liên quan xoay quanh về mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Nhu cầu mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hiện nay
Nhu cầu mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hiện nay đang gia tăng nhanh chóng, phản ánh sự thay đổi trong nhận thức xã hội, sự phát triển của công nghệ và xu hướng làm đẹp ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số lý do chính cho nhu cầu này:
- Người dân ngày càng quan tâm đến ngoại hình và sức khỏe, dẫn đến việc tìm kiếm các dịch vụ thẩm mỹ để cải thiện diện mạo.
- Sự tiến bộ trong công nghệ thẩm mỹ, như laser, điều trị da, và phẫu thuật thẩm mỹ, đã mở ra nhiều cơ hội cho các dịch vụ này.
- Xu hướng sống hiện đại và lối sống năng động thúc đẩy nhu cầu chăm sóc bản thân, bao gồm cả việc cải thiện vẻ ngoài.
- Với sự phát triển của mạng xã hội, mọi người có xu hướng chia sẻ hình ảnh và thông tin về bản thân, tạo áp lực phải trông đẹp hơn và thu hút hơn.
- Khách hàng không chỉ giới hạn trong độ tuổi thanh niên mà còn mở rộng sang các nhóm tuổi khác, từ thanh thiếu niên đến người trưởng thành và người trung niên.
.png)
Những yếu tố trên cho thấy rằng mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ có tiềm năng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng đồng thời cũng yêu cầu các chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng dịch vụ, quy trình an toàn, và sự chuyên nghiệp trong đội ngũ nhân viên.
II. Các quy định liên quan đến mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
1. Mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ là gì?
Mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ là quá trình thành lập và điều hành một cơ sở y tế chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ, bao gồm các kỹ thuật phẫu thuật và không phẫu thuật nhằm cải thiện diện mạo và thẩm mỹ của cơ thể con người. Các dịch vụ này có thể bao gồm phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ, căng da mặt, tiêm filler, botox, điều trị da liễu và nhiều phương pháp chăm sóc sắc đẹp khác.
.jpg)
2. Hồ sơ để xin mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ?
Theo Khoản 1 Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP để xin mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ , bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề của người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế, danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cấp giấy phép hoạt động và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó;
- Danh sách ghi rõ họ tên, số giấy phép hành nghề của từng người hành nghề đăng ký hành nghề tại cơ sở;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Thủ tục xin mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ?
Theo Điều 61 Nghị định 96/2023/NĐ-CP Thủ tục xin mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ như :
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ theo 2 cách:
- Nộp trực tiếp tại Sở Y tế tỉnh/thành phố, nơi phòng khám đặt trụ sở;
- Nộp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động, Sở Ý tế thực hiện như sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
- Cơ quan cấp giấy phép hoạt động tổ chức thẩm định điều kiện hoạt động và danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở đề nghị và lập biên bản thẩm định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ;
- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải cấp mới giấy phép hoạt động và ban hành quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định;
- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải nêu rõ trong nội dung của biên bản thẩm định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có thể tiến hành kiểm tra thực tế việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị trong trường hợp cần thiết hoặc thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
- Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phải có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở đề nghị gửi văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung.
- Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thực hiện trình tự theo quy định đối với trường hợp không còn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và đối với trường hợp cơ sở đã sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
Bước 4 : Cấp Giấy phép hoạt động cho phòng khám chuyên khoa và quản lý giấy phép hoạt động
- Giấy phép hoạt động được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị và 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động trừ trường hợp đã trả kết quả trên môi trường điện tử.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động, cơ quan cấp giấy phép hoạt động công bố trên cổng thông tin điện tử của mình và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các thông tin sau: tên, địa chỉ cơ sở được cấp giấy phép hoạt động; họ, tên và số giấy phép hành nghề người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật; số giấy phép hoạt động; phạm vi hoạt động chuyên môn và thời gian hoạt động chuyên môn.
III. Các thắ c mắc thường gặp liên quan đến mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
1. Điều kiện để mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ là gì?
Để mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện chung: Doanh nghiệp phải được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
- Điều kiện về nhân sự: Cán bộ y tế trực tiếp thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ phải có chuyên môn, trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định.
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng khám phải có diện tích, bố cục hợp lý, đảm bảo điều kiện vô trùng, an toàn vệ sinh. Trang thiết bị y tế phải được kiểm định chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ?
Theo Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh như sau:
“Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; đình chỉ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên phạm vi toàn quốc.”
Như vậy, Bộ Y tế có thẩm quyền cấp mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề mở phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn