MỘT SỐ ĐIỀU CẦN VIẾT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Hợp đồng là một chế định quan trọng, được ghi nhận từ rất sớm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bên cạnh các quy định chung về hợp đồng, tại Bộ luật Dân sự 2015 có quy định riêng về các hợp đồng thông dụng, trong đó có hợp đồng tặng cho tài sản. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, các hợp đồng tặng cho tài sản đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Kéo theo đó, các tranh chấp liên quan đến loại hợp đồng này trên thực tế phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ cung cấp cho bạn một số điều cần biết về hợp đồng tặng cho tài sản để việc áp dụng loại hợp đồng này trên thực tiễn một cách dễ dàng và hạn chế tối đa rủi ro. 

I. Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?

Hợp đồng tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng và khá phổ biến trong cuộc sống, và khái niệm về loại hợp đồng này cũng được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến. Căn cứ theo pháp luật dân sự năm 2015, tại Điều 457 có quy định như sau: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.” 

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là thuật ngữ được dùng tương đương với tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại Điều 462 như sau: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.” Như vậy, thông thường điều kiện tặng cho do bên tặng cho đưa ra và được sự chấp thuận của bên được tặng cho. Việc xác định điều kiện tặng cho phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, không được vi phạm các điều cấm và không trái với đạo đức xã hội. Ví dụ: A tặng cho B một mảnh đất với điều kiện B phải trồng cây ăn quả trên mảnh đất đó. 

Từ đó, có thể hiểu hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện là việc bên tặng cho thực hiện tặng cho tài sản cho bên nhận mà không kèm theo bất kỳ một nghĩa vụ nào cần bên tặng cho thực hiện 

II. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản

Thứ nhất, tính đơn vụ và song vụ: Trong khoa học pháp lý, dựa trên mối quan hệ về nghĩa vụ giữa các bên chủ thể mà hợp đồng được phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng song  vụ được hiểu là loại hợp đồng mà mỗi bên có đều có nghĩa vụ với nhau còn hợp đồng đơn vụ thì chỉ có một bên có nghĩa vụ. Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện là hợp đồng đơn vụ bởi trong hợp đồng này chỉ tồn tại nghĩa vụ của bên tặng cho đối với bên được tặng cho như bên tặng cho có nghĩa vụ chuyển giao tài sản tặng cho kể từ thời điểm hợp đồng tặng cho tài sản có hiệu lực. …và ngược lại việc nhận tài sản tặng cho không thể xác định là nghĩa vụ của bên được tặng cho bởi một số lý do như: việc nhận nhầm tài sản tặng cho phụ thuộc vào ý chí của bên được tặng cho, hay là trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại…. Như vậy, có thể thấy các hợp đồng tặng cho tài sản thông thường là hợp đồng đơn vụ với bên được tặng cho không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào với bên tặng cho.

Bên cạnh đó, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng song vụ nếu tặng cho kèm điều kiện. Bởi tặng cho tài sản có điều kiện là loại hợp đồng tặng cho mà bên được tặng cho phải thực hiện một hoặc một hoặc nhiều điều kiện tặng cho vào thời điểm trước hoặc sau khi nhận tài sản. Ngoài ra, nếu xét theo khía cạnh quan hệ nghĩa vụ thì quyền của chủ thể này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia, theo đó bên tặng cho và bên được tặng cho có quyền yêu cầu bên được tặng cho có quyền yêu cầu bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ 

Thứ hai, tính thực tế: Giống như tính chất đơn vụ của hợp đồng tặng cho tài sản thì đa phần các công trình nghiên cứu đều thống nhất các loại hợp đồng này là hợp đồng thực tế. Vì hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế nên đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản chỉ có thể là các vật có thực đang tồn tại hiện hữu, chứ không thể là vật sẽ có trong tương lai (bởi vì vật sẽ có trong tương lai thì chưa chuyển giao được, hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực). Cũng chính bởi yếu tố thực tế cho nên nếu như hai bên đã thỏa thuận tặng cho nhau nhưng sau đó bên tặng cho từ chối không giao tài sản tặng cho thì bên được tặng cho cũng không thể kiện yêu cầu đòi bàn giao đúng thỏa thuận vì hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực. 

Thứ ba, tính không có đền bù: Hợp đồng tặng cho tài sản là một hợp đồng không có đền bù. Tính chất không có đền bù là đặc tính quan trọng nhất thể hiện bản chất của hợp đồng tặng cho tài sản. Nếu như việc tặng cho ẩn chưa trong đó bất kỳ một nghĩa vụ nào đó mang ý nghĩa vật chất mà bên được tặng cho sẽ phải thực hiện vì lợi ích của bên tặng cho thì hợp đồng đó không được coi là hợp đồng tặng cho. Ví dụ: A tặng cho B chiếc xe đạp với điều kiện B phải sửa chữa nhà cho A. Bên cạnh đó, đặc điểm này còn thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kỳ lợi ích nào. 

III. Phân loại hợp đồng tặng cho tài sản

Như chúng ta biết thì hợp đồng tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng và khá phổ biến trong cuộc sống. Do đó, các loại hợp đồng này cũng vô cùng đa dạng và phong phú, xét dưới mỗi tiêu chí khác nhau thì hợp đồng này lại được phân chia thành các loại tương ứng

Căn cứ vào điều kiện tặng cho tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản được chia thành:

  • Hợp đồng tặng cho tài sản thông thường 

Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường thì bên được tặng cho nhận lại tài sản mà không phải thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào. Hợp đồng tặng cho tài sản thông thường được áp dụng phổ biến với trường hợp như làm từ thiện, tặng cho giữa các thành viên trong gia đình hay bạn …

Ví dụ: Cha mẹ tặng cho con trai, con gái nhà đất mà không đặt ra bất kì điều kiện nào về chăm sóc, nuôi dưỡng 

  • Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Đây là trường hợp bên được tặng cho muốn được nhận tài sản tặng cho thì phải thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

Ví dụ: cha mẹ tặng cho con trai, con gái nhà đất với điều kiện con trai, con gái phải chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ. 

Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản được chia thành:

  • Hợp đồng tặng cho động sản và hợp đồng tặng cho bất động sản

Pháp luật hầu hết các quốc gia đều phân chia tài sản thành động sản và bất động sản. Đây cũng là cách phân loại được ghi nhận tại pháp luật dân sự Việt Nam. 

Hợp đồng tặng cho bất động sản là hợp đồng tặng cho tài sản có đối tượng là bất động sản bao gồm các trường hợp sau: hợp đồng tặng cho tài sản quyền sử dụng đất; Hợp đồng tặng cho nhà ở, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất đại; Hợp đồng tặng cho các tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng khác. 

Hợp đồng tặng cho tài sản là động sản là các trường hợp tặng cho tài sản không phải là bất động sản như là tặng cho ô tô, xe máy, tiền bạc….

Việc phân loại hợp đồng tặng cho thành hợp đồng tặng cho bất động sản và hợp đồng tặng cho động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định một số nội dung liên quan đến hai loại hợp đồng này sau này.

  • Hợp đồng tặng cho tài sản phải đăng ký sở hữu và hợp đồng tặng cho tài sản không phải đăng ký sở hữu

Căn cứ vào thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản mà tài sản được phân thành tài sản đăng ký sở hữu và tài sản không đăng ký sở hữu. Dựa trên cách thức phân loại này thì hợp đồng tặng cho tài sản cũng được phân loại tương ứng thành hợp đồng tặng cho tài sản phải đăng ký sở hữu và không phải đăng ký sở hữu 

Hợp đồng tặng cho tài sản phải đăng ký thì sẽ có các đối tượng là các loại tài sản phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật. 

Ví dụ: nhà ở, ô tô, xe máy, máy bay…

Đối với hợp đồng tặng cho tài sản không phải đăng ký sở hữu là hợp đồng tặng cho có đối tượng là tài sản không phải đăng ký sở hữu 

Ví dụ: tiền bạc, gạo, bò, vàng, điện thoại…

IV. Giải đáp thắc mắc về hợp đồng tặng cho tài sản 

1. Có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho người khác theo hợp đồng tặng cho đã ký kết hay không?

Được đòi lại tài sản đã tặng cho trong trường hợp:

  • Trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản có quy định điều kiện phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho, nhưng bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại ( Khoản 3 Điều 462 BLDS 2015)
  • Theo quy định tại Điều 131 BLDS 2015, các bên sẽ được khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận nếu bên tặng cho chứng minh được hợp đồng tặng cho bị vô hiệu. Về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng tặng cho tài sản được xác định theo điều 117 BLDS 2015. 

2. Con cái bất hiếu thì cha mẹ có quyền đòi lại tài sản đã tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài sản đã ký kết không?

Việc bố mẹ tặng cho con cái tài sản cụ thể là nhà, đất là một điều diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không may người con bất hiếu, có thái độ không tốt, không chăm sóc bố mẹ…thì liệu bố mẹ có đòi lại được tài sản đã cho hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

Khi mà việc tặng cho đã ký kết và có hiệu lực tức thì bên tặng cho hay nói cách khác là cha mẹ sẽ không có quyền đòi lại. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp thì bố mẹ vẫn có quyền đòi lại nếu cảm thấy các con không xứng đáng nhận được tài sản tặng cho.

  • Trường hợp thứ nhất: Tặng cho tài sản có điều kiện.

Trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó đó người nhận tặng cho sẽ chỉ được nhận tài sản khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà người tặng cho đã đưa ra trong hợp đồng tặng cho. Những nghĩa vụ đó trong trường hợp này có thể sẽ là việc chăm sóc, phụng dưỡng, hiếu thuận với bố mẹ vợ, bố mẹ chồng hay thờ cúng tổ tiên.

Trong trường hợp trên, nếu con cái bất hiếu và đã không không thực hiện được nghĩa vụ trên đó là không hiếu thuận, chăm sóc, có thái độ không tốt với cha mẹ, đồng thời trong hợp đồng tặng cho cha mẹ có thêm điều khoản đó thì hoàn toàn có thể đòi lại được căn nhà. 

  • Trường hợp thứ hai: Hợp đồng tặng cho không có điều kiện nhưng vô hiệu. 

Nếu hợp đồng tặng cho tài sản, mặc dù đã được ký kết nhưng nếu không đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ bị coi là vô hiệu (trừ trường hợp có quy định khác). Cụ thể trong trường hợp nêu trên, cha mẹ cũng có thể đòi lại tài sản nếu chứng minh được việc mình tặng cho con cái bằng hợp đồng nhưng hợp đồng đó vô hiệu.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp