Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh của khoa học, công nghệ, các thiết bị di động sử dụng mạng viễn thông đang ngày càng có những bước tiến mới phục vụ nhu cầu sử dụng của con người. Trong đó, các trạm BTS có vai trò quan trọng đối với mạng di động được lắp đặt rộng khắp trên toàn cầu. Tại Việt Nam cũng có một số yêu cầu nhất định đối với việc lắp đặt trạm BTS.
Trạm BTS
Trạm BTS có chức năng gì? Việc lắp đặt trạm BTS được quy định ra sao? Cần lưu ý gì khi sống tại khu vực có trạm BTS? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được NPLaw giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 02 năm 2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, sửa đổi, bổ sung năm 2022;
2. Thông tư 08/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 13 tháng 4 năm 2020 Ban hành danh mục và quy trình kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định;
3. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005
Có thể chúng ta đã từng nghe đến cụm từ trạm BTS nhưng chưa thật sự hiểu rõ đây là gì và có chức năng hay được phân loại như thế nào.
Trạm BTS là trạm dùng để thu phát sóng di động, thường dùng trong ngành truyền thông các thiết bị di động mạng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ (hay còn gọi là ISP). Trạm BTS thường được đặt tại 1 vị trí nhất định dựa trên quy hoạch của ISP (mạng tổ ong) để tạo ra hiệu quả thu phát tốt hơn, khả năng phủ sóng rộng rãi hơn. BTS là viết tắt của từ tiếng Anh “Base Transceiver Station”.
Trạm BTS được phân làm 2 loại như sau:
- BTS loại 1 là trạm có nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất;
- BTS loại 2 là trạm có cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động, thiết bị ăng ten, thiết bị thu phát sóng và thiết bị phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt trên (hoặc trong) các công trình đã được xây dựng nhằm tạo hiệu quả thu phát sóng cao nhất với vùng phủ sóng rộng và ít có các điểm, vùng nằm giữa các BTS mà không được phủ sóng.
Trạm BTS có chức năng thu, phát sóng di động. Đây là hệ thống thiết bị giúp cho đường truyền các mạng di động phủ sóng rộng khắp trên tất cả các khu vực có đặt trạm, giúp đường truyền có kết nối ổn định. Do đó, mạng di động càng muốn phát triển rộng rãi thì đồng nghĩa hệ thống trạm BTS càng dày đặc để đảm bảo vùng phủ sóng và chất lượng dịch vụ.
Một số tiêu chuẩn về lắp đặt trạm BTS được quy định như sau:
Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từng BTS lắp đặt mới trong thời gian 90 ngày kể từ ngày đưa công trình vào khai thác sử dụng phải được kiểm định, nếu tuân thủ TCVN 3718-1:2005 thì mới được hoạt động, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về tiếp đất, chống sét bằng hình thức công bố sự phù hợp. Cụ thể:
- Tất cả các trạm BTS không có trạm nào gây ra mức phơi nhiễm vượt mức giới hạn cho phép 2W/m2 (hoặc 27,5V/m) trong khu vực dân cư sinh sống, đi lại xung quanh trạm phát sóng BTS).
Tiêu chuẩn lắp đặt trạm BTS
- Đối với các BTS khi có sự thay đổi cấu hình như tăng công suất bức xạ, thay đổi vị trí, độ cao và hướng ăng ten làm cho các tiêu chí về an toàn trong trường bức xạ tần số vô tuyến điện vượt quá giá trị đã được kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định hết hiệu lực (5 năm) thì phải kiểm định lại.
Người dân có thể nhận biết các trạm BTS đã được kiểm định vì theo quy định trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày trạm BTS được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, tổ chức, doanh nghiệp phải niêm yết bản sao Giấy chứng nhận kiểm định tại địa điểm lắp đặt trạm.
Một số điều kiện về việc lắp đặt trạm BTS được quy định như sau:
Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cho phép lắp đặt trạm BTS. Các trạm BTS loại 2 được lắp đặt ở ngoài phạm vi Khu vực phải xin phép xây dựng thì được miễn giấy phép xây dựng.
Khu vực phải xin giấy phép xây dựng bao gồm:
- Khu vực sân bay, khu vực an ninh quốc phòng;
- Khu vực trung tâm văn hoá, chính trị cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Các khu vực khác cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương mà Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và công bố công khai phạm vi Khu vực phải xin giấy phép xây dựng.
Điều kiện lắp đặt trạm BTS
Một số yêu cầu đối với thiết kế trạm BTS loại 2 như sau:
- Trước khi thiết kế phải khảo sát, kiểm tra bộ phận chịu lực của công trình để xác định vị trí lắp đặt cột ăng ten và thiết bị phụ trợ.
- Việc thiết kế kết cấu và thiết kế thi công cột ăng ten phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình, điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực lắp đặt để đảm bảo khả năng chịu lực, an toàn và ổn định công trình và cột ăng ten sau khi lắp đặt.
Khi lắp đặt các trạm BTS loại 2 nằm ngoài phạm vi Khu vực phải xin giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư không phải xin giấy phép xây dựng, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có hợp đồng thuê đặt trạm với chủ công trình;
- Có thiết kế đảm bảo yêu cầu theo quy định;
- Đảm bảo tĩnh không cho hoạt động bay, quản lý, bảo vệ vùng trời theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ yêu cầu về tiếp đất, chống sét, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
- Phải thông báo cho UBND cấp xã nơi lắp đặt trạm 7 ngày trước khi khởi công lắp đặt.
Xoay quanh vấn đề về việc lắp đặt trạm BTS có một số câu hỏi thường gặp được NPLaw giải đáp như sau:
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS theo hình thức: cột độc lập, lắp trên cột cao của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình, phát thanh, lắp trên nóc nhà dân, cơ quan,… Chính vì thế điều này không phù hợp nếu đưa ra các quy định cứng của việc lắp trạm BTS vì tạo ra một số bất tiện trong lắp đặt, thi công chưa kể gây ra tình trạng một số lượng lớn trạm BTS phải dỡ bỏ và lắp đặt lại theo quy định mới. Trên phương diện quản lý thì trạm BTS chỉ được xây dựng và hoạt động khi được kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn.
Nếu người dân phát hiện ra sai phạm trong quá trình xây dựng và lắp đặt trạm BTS có thể gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện, thành phố nơi cư trú để được xử lý.
Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào thể hiện rằng sóng từ các trạm BTS gây ra ảnh hưởng hay nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, trong các tiêu chuẩn lắp đặt trạm BTS cũng có quy định về giới hạn phạm vi cho phép để bức xạ từ các trạm này gây ảnh hưởng đến khu vực người dân sinh sống. Tuy nhiên, để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, người dân cần chủ động tìm hiểu và trao đổi với cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này.
Một số câu hỏi về việc lắp đặt trạm BTS
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào rõ ràng về khoảng cách an toàn cho người dân sống gần trạm BTS mà đơn vị xây dựng cần đảm bảo được rằng nơi nào có người dân thì nơi đó phải được an toàn nhất.
Bên cạnh đó, trạm BTS trước khi được đưa vào sử dụng cần kiểm định và tuân thủ nghiêm ngặt các an toàn về phơi nhiễm sóng điện từ trường. Trạm BTS phải được cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động mới được phép hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân.
Trong trường hợp trạm BTS được lắp đặt đúng quy định pháp luật, đảm bảo tiêu chuẩn nhưng người dân có những hành vi cản trở như làm hư hỏng, phá hoại, xâm nhập trái phép thì đây là những hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ, tính chất hành vi với mức phạt tiền thấp nhất từ 50.000.000 đồng và cao nhất là 140.000.000 đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn