Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên làm thế nào để mua bán hàng hóa quốc tế đúng quy định và hạn chế rủi ro? NPLaw sẽ giúp bạn đọc giải đáp một số vấn đề về mua bán hàng hóa quốc tế trong bài viết dưới đây:
Mua bán, trao đổi hàng hóa là hoạt động phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia, việc mua bán hàng hóa quốc tế cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Mua bán hàng hóa quốc tế đem lại tác động lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và thế giới.
Pháp luật hiện nay không giải thích thế nào là “mua bán hàng hóa quốc tế”. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 thì quy định về mua bán hàng hóa quốc tế được liệt kê như sau: “1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”.
Như vậy, hiện không có quy định giải thích cụ thể về “mua bán hàng hóa quốc tế”, mà chỉ quy định thông qua liệt kê các hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm các hình thức như sau: “1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay có 07 hình thức mua bán hàng hóa quốc tế.
Chủ thể có quyền mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam là thương nhân. Theo đó, khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 quy định về thương nhân như sau: “1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Theo quy định pháp luật nước ngoài thì tùy thuộc vào pháp luật từng quốc gia sẽ có quy định khác nhau về chủ thể được quyền mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm:
“a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”.
Việc mua bán hàng hóa quốc tế có đặc điểm là vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Do vậy, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các loại động sản có thể vận chuyển qua biên giới của một nước khác.
Ngoài ra, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo quy định của nước bên mua và nước bên bán.
Như vậy, có thể hiểu hàng hóa được phép là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là động sản được phép mua bán, trao đổi theo quy định của nước bên mua và nước bên bán và có thể vận chuyển qua biên giới của một nước khác.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005, bao gồm các hình thức như sau: “1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”.
Theo Điều 1 Công ước Viên 1980, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một giao dịch dân sự. Do đó, mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài cần tuân thủ theo quy định về yếu tố nước ngoài tại Khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Vậy, mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài có phạm vi rộng hơn mua bán hàng hóa quốc tế: Mua bán hàng hóa quốc tế có chủ thể là thương nhân tại các quốc gia khác nhau và tiến hành vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Còn mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài chỉ cần có 1 bên chủ thể là người nước ngoài hoặc đối tượng, việc xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ mua bán xảy ra tại nước ngoài.
Theo khoản 2 Điều 5 Luật thương mại 2005: “2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế với điều kiện pháp luật, tập quán đó không trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 62 Công ước Viên 1980 quy định: “Người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó”.
Như vậy, trong mua bán hàng hóa quốc tế, người bán không thể yêu cầu người mua trả tiền khi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó.
Theo khoản 2 Điều 27 Luật thương mại 2005 về mua bán hàng hóa quốc tế:
“2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, việc mua bán hàng hóa quốc tế phải ký hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Trên đây là bài viết của NPLaw về mua bán hàng hóa quốc tế. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín về mua bán hàng hóa quốc tế. Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn