MỨC PHẠT VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI CẦM CỐ CỔ PHIẾU KHÁCH HÀNG

I. Nhu cầu cầm cố cổ phiếu của khách hàng

Việc cầm cố cổ phiếu là một trong những pháp bảo đảm để làm tài sản để vay vốn, trên thực tế cầm cố cổ phiếu được rất nhiều ngân hàng chấp thuận cho doanh nghiệp thông qua việc dùng cổ phiếu để làm tài sản bảo đảm. Cổ phiếu, đại diện cho phần vốn góp và quyền sở hữu trong công ty, có tính thanh khoản cao và tiềm năng sinh lợi nhuận, vì thế được nhiều nhà đầu tư chọn làm tài sản cầm cố. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp cầm cố cổ phiếu khách hàng phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi. 

II. Quy định pháp luật về cầm cố cổ phiếu của khách hàng.

1. Cầm cố cổ phiếu của khách hàng là gì

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ. Cổ phiếu, theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định của Luật Chứng khoán 2019, là một loại giấy tờ có giá, xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Do đó, cầm cố cổ phiếu của khách hàng là việc một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng cổ phiếu mình sở hữu làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ vay hoặc nghĩa vụ khác mà người đó phải thực hiện

2. Có được cầm cố cổ phiếu vay ngân hàng không

Pháp luật cho phép việc cầm cố cổ phiếu để vay vốn ngân hàng, miễn là các điều kiện theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm được đáp ứng. Cụ thể, theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 8, 13 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP, cổ phiếu là tài sản có giá trị và có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hợp đồng cầm cố phải bao gồm các thông tin về giá trị cổ phiếu được cầm cố, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ, và phương thức xử lý cổ phiếu trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ. Ngân hàng sẽ thẩm định cổ phiếu để quyết định mức vay phù hợp trên cơ sở giá trị thực tế và thanh khoản của cổ phiếu đó.

3. Nhà đầu tư có thể dùng cổ phần của mình để cầm cố được không?

Nhà đầu tư có thể dùng cổ phần mà mình sở hữu để thực hiện cầm cố, miễn là cổ phần đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ và không thuộc các trường hợp bị cấm giao dịch. Cổ phiếu được xác nhận là một loại chứng khoán có thể được cầm cố theo quy định tại Điều 13 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Điều này cho phép nhà đầu tư dùng cổ phiếu làm tài sản bảo đảm trong giao dịch tín dụng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài chính với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc cầm cố phải tuân thủ các quy định về giấy tờ có giá, chứng khoán, và phải phù hợp với quy định của pháp luật về các loại tài sản bảo đảm.

IIl. Giải đáp một số câu hỏi về cầm cố cổ phiếu của khách hàng

1. Hợp đồng cầm cố cổ phiếu của khách hàng gồm những nội dung gì?

Nội dung cần có trong hợp đồng cầm cố cổ phiếu của khách hàng cần có các nội dung sau:

  • Đối tượng hợp đồng: Cổ phiếu được cầm cố, bao gồm loại và số lượng cổ phiếu.
  • Số lượng và chất lượng cổ phiếu.
  • Giá trị cầm cố và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Trường hợp cầm cố cổ phiếu của khách hàng nhưng công ty khách hàng bị phá sản sau đó thì bên cầm cố có thể lấy được tiền không?

Trường hợp công ty phát hành cổ phiếu bị phá sản sau khi cổ phiếu đã được cầm cố, bên nhận cầm cố có thể thu hồi khoản nợ từ giá trị cổ phiếu cầm cố theo thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản phá sản. Theo quy định tại Điều 64 Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp phá sản bao gồm các tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể:

  • Khoản 1 Điều 64 nêu rõ rằng tài sản và quyền tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản sẽ được xem xét để thanh lý, bao gồm cả tài sản dùng để bảo đảm.
  • Theo Điều 54 Luật Phá sản 2014, sau khi thanh lý tài sản, doanh nghiệp phải ưu tiên trả nợ theo thứ tự:

+ Chi phí phá sản.

+ Các khoản nợ về lương, bảo hiểm xã hội, và quyền lợi của người lao động.

+ Các khoản nợ phát sinh nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh.

+ Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và các khoản nợ không có bảo đảm. Các khoản nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán nếu giá trị tài sản bảo đảm đủ để thanh toán.

Do đó, trong trường hợp này, bên nhận cầm cố có quyền ưu tiên thanh toán trước từ tài sản cầm cố (cổ phiếu). Nếu giá trị cổ phiếu sau khi thanh lý không đủ, bên nhận cầm cố có thể phải chấp nhận mất một phần hoặc toàn bộ số tiền còn lại, tùy thuộc vào thứ tự thanh toán ưu tiên và giá trị tài sản của doanh nghiệp.

3. Mức xử phạt khi cầm cố cổ phiếu của khách hàng trái phép là bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt khi cầm cố cổ phiếu của khách hàng trái phép được quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 128/2021/NĐ-CP). Theo đó, việc sử dụng cổ phiếu của khách hàng để cầm cố sẽ bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Ngoài mức phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

  • Đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán có thời hạn từ 01 đến 03 tháng.
  • Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 06 tháng đến 12 tháng.
  • Buộc hoàn trả cổ phiếu, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn 60 ngày.

Nếu hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện, mức phạt tiền áp dụng sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về cầm cố cổ phiếu của khách hàng

Để đảm bảo cầm cố cổ phiếu của khách hàng được thực hiện đúng pháp luật và tránh rủi ro phát sinh, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ tư vấn pháp lý là điều cần thiết. NPLAW cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, từ soạn thảo hợp đồng, giải đáp các thắc mắc về quy định pháp lý đến hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục. Sự hỗ trợ toàn diện này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo giao dịch thành công.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp