Pháp luật nước ta có quy định về các loại hình doanh nghiệp khá đa dạng, thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập và phát triển kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, phát sinh nhiều thủ tục cần định giá trị doanh nghiệp. Vậy nếu muốn định giá trị doanh nghiệp phải làm như thế nào?
Nước ta đang trong quá trình phát triển với khi nền kinh tế có sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra càng nhiều. Để thực hiện những thủ tục này, cả doanh nghiệp lẫn đối tác cần phải nắm được các thông tin về chính mình cũng như về đối tác toàn diện nhất. Việc hiểu biết rõ ràng này giúp quá trình mua bán, sáp nhập hay hợp nhất diễn ra suôn sẻ và đảm bảo lợi ích. Vì thế việc định giá trị doanh nghiệp là cần thiết để có thể nắm bắt được giá trị doanh nghiệp, khả năng hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu về vốn, nguồn lợi nhuận trong tương lai.
Trước hết để hiểu định giá trị doanh nghiệp là gì chúng ta cần hiểu giá trị doanh nghiệp là gì.
Giá trị doanh nghiệp bao gồm giá trị của vốn doanh nghiệp, giá trị của toàn bộ tài sản mà công ty sử dụng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư thì giá trị doanh nghiệp được xem xét trên hai yếu tố là giá trị thanh lý và giá trị hoạt động liên tục. Trong đó giá trị thanh lý được hiểu là số tiền có được khi thanh lý tất cả tài sản của doanh nghiệp khi nó ngừng hoạt động. Giá trị hoạt động liên tục được hiểu là giá trị hiện tại của những dòng tiền tạo ra trong tương lai.
Như vậy có thể hiểu định giá trị doanh nghiệp là việc dùng các phương pháp định giá để xác định giá trị doanh nghiệp.
III. Tại sao cần phải định giá trị doanh nghiệp?
Việc định giá doanh nghiệp được diễn ra khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc muốn bán doanh nghiệp. Ngoài ra trong quá trình hoạt động thông thường, ít nhất các doanh nghiệp định giá mỗi năm một lần bởi:
- Định giá doanh nghiệp giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình công ty và đưa ra quyết định nhanh chóng khi có chuyện bất ngờ xảy ra đồng thời giúp chủ động giá cả nếu muốn bán doanh nghiệp.
- Khi biết giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp tận dụng các cơ hội mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khách hàng, ngân hàng khi thực hiện việc tìm nhà đầu tư, tìm kiếm khách hàng và thực hiện các khoản vay.
Việc thẩm định để có thể định giá được giá trị doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu của các bên tham gia giao dịch nhằm giúp các bên xác định được giá trị của doanh nghiệp và đi đến thỏa thuận với nhau. Bởi vậy mà định giá doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng và phục vụ cho nhiều mục đích như:
- Phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp; bán cổ phiếu ra công chúng để tăng nguồn vốn;
- Chứng minh dòng tiền, năng lực tài chính doanh nghiệp;
- Cải cách doanh nghiệp, thay đổi phương án kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
- Tiến hành cổ phần hóa, góp vốn, liên doanh, mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;
- Thực hiện các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Tùy thuộc vào từng mục đích của các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm định giá. Việc thẩm định giá theo quy định sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc thực hiện các thủ tục liên quan.
Để thực hiện thẩm định giá cần phải có các phương pháp định giá, mỗi phương pháp định giá có các cách tiếp cận để định giá khác nhau:
- Phương pháp tỷ số bình quân: phương pháp này ước tính giá trị dòng vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua tỷ số thị trường trung bình của doanh nghiệp so sánh để định giá.
- Phương pháp giá giao dịch: phương pháp này ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thông qua giá giao dịch chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng phần vốn góp thành công trên thị trường của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá.
- Phương pháp tài sản: phương pháp này ước tính giá trị của doanh nghiệp thông qua tính tổng giá trị của các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp: phương pháp này xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá.
- Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức: Phương pháp này tính tổng của giá trị chiết khấu dòng cổ tức của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu: phương pháp này xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Để biết doanh nghiệp trị giá bao nhiêu, các doanh nghiệp cần phải tiến hành thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Việc định giá được thực hiện bởi các công ty thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Sau khi được định giá bởi các đơn vị thẩm định giá, doanh nghiệp sẽ được cung cấp chứng thư thẩm định giá xác minh rõ giá trị của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định giá cần tìm đến các đơn vị thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động theo danh sách công bố của Bộ Tài Chính. Các đơn vị không nằm trong danh sách Bộ Tài Chính công bố là những đơn vị không đủ điều kiện để thẩm định giá.
Như vậy, định giá trị doanh nghiệp cần phải được thực hiện bởi các đơn vị thẩm định giá đủ điều kiện thực hiện, sử dụng các phương pháp định giá vốn có để thực hiện thẩm định giá đối với doanh nghiệp có nhu cầu thẩm định.
Trên đây là các kiến thức liên quan đến định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn liên quan đến vấn đề định giá trị doanh nghiệp, hãy liên hệ đến NPlaw chúng tôi qua:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Website: nplaw.vn
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn