NÂNG MŨI BỊ BIẾN CHỨNG

Nâng mũi là một phương pháp cải thiện sắc đẹp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi nâng mũi bị biến chứng thì cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Khởi kiện khi nâng mũi bị biến chứng như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các quy định về nâng mũi bị biến chứng. 

Phẫu thuật thẩm mỹ là một phương pháp cải thiện sắc đẹp là khá phổ biến hiện nay. Trong đó, nâng mũi là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ giúp thay đổi kích thước, hình dáng của mũi. Nhằm mục đích cải thiện các khuyết điểm và giúp gương mặt trở nên hài hòa hơn. Tuy nhiên, đi kèm với điều này là những rủi ro về sức khỏe khi không ít trường hợp xảy ra biến chứng khi nâng mũi. Các biến chứng khi nâng mũi có nhiều mức độ khác nhau, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. 

Nâng mũi bị biến chứng là gì?

Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ việc nâng mũi bị biến chứng tại Tòa án như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi hồ sơ qua bưu điện;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Xem xét đơn khởi kiện

Thẩm phán được Tòa án phân công tiến hành xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định:

+ Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Thụ lý vụ án;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;

Trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 4: Thụ lý đơn khởi kiện

+ Trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết và làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán thụ lý đơn khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này sẽ tiến hành một số công việc như:

+ Lập hồ sơ vụ án;

+ Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

+ Làm rõ tình tiết khách quan của vụ án;

+ Xác minh, thu thập chứng cứ;

+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

+ Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

2. Thẩm quyền giải quyết vụ kiện do nâng mũi bị biến chứng

Để giải quyết tranh chấp liên quan đến nâng mũi bị biến chứng, các bên nên ưu tiên phương thức hòa giải, thương lượng, đàm phán. Trong trường hợp không thể hòa giải được thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. 

Khởi kiện khi nâng mũi bị biến chứng được không?

Theo Điều 102 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023: “Trường hợp xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này”.

Theo quy định trên thì trường hợp nâng mũi bị biến chứng, người bị thiệt hại được quyền yêu cầu bồi thường. Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Thứ nhất: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

+Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+Thiệt hại khác do luật quy định.

Trường hợp nâng mũi bị biến chứng dẫn đến tử vong thì ngoài các khoản bồi thường theo Điều 590 nêu trên, còn phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc mai táng và tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thứ hai: bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu.

Như vậy, người bị thiệt hại được quyền yêu cầu bồi thường các khoản theo quy định nêu trên khi nâng mũi bị biến chứng. 

-Theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Đơn khởi kiện phải có các nội dung gồm:

+Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

+Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

+Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

-Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó.

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

- Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Vậy, đơn khởi kiện vụ việc nâng mũi bị biến chứng phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung theo quy định nêu trên.

Luật sư tư vấn, bảo vệ quyền lợi khi nâng mũi bị biến chứng

Theo khoản 2 Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Như vậy, người bị thiệt hại được quyền yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần khi nâng mũi bị biến chứng. Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường không được vượt quá 50 lần mức lương cơ sở.

Trong thực tế, việc nâng mũi bị biến chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp biến chứng do có hành vi vi phạm quy định về phẫu thuật thẩm mỹ dẫn đến tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị truy tố về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo Điều 315 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Do đó, khi có căn cứ về việc nâng mũi bị biến chứng do vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh thì người bị thiệt hại có thể tố giác đến cơ quan chức năng để giải quyết.

Trường hợp nâng mũi bị biến chứng nhưng cơ sở thẩm mỹ chối bỏ trách nhiệm thì người bị thiệt hại cần:

+ Đến bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ uy tín để kiểm tra tình hình sức khỏe.

+ Thu thập chứng cứ về hành vi vi phạm của cơ sở thẩm mỹ gây biến chứng, xác định mức độ thương tổn.

+ Tiến hành khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc tố giác đến cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định.

Người bị thiệt hại và gia đình có thể liên hệ Luật sư, tổ chức hành nghề luật để được tư vấn, hỗ trợ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình trong vụ việc này.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về nâng mũi bị biến chứng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp