NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG SAU KHI LY HÔN ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Thực trạng cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài hiện nay? Quy định pháp luật về cấp dưỡng sau khi ly hôn với người nước ngoài? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

hực trạng cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài hiện nay

I. Thực trạng cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài hiện nay

Hiện nay, bởi quá trình chung sống xảy ra nhiều mâu thuẫn mà không ít các cặp đôi đã phải tìm đến cách ly hôn. Việc ly hôn là điều không ai mong muốn bởi nhiều hệ lụy mà nó mang lại. Một trong số đó là việc tranh chấp giành quyền nuôi con và thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, đặc biệt là trong trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Vấn đề cấp dưỡng sau khi ly hôn đối với trường hợp người nước ngoài hiện nay cần phải chú ý và quan tâm hơn bao giờ hết vì việc ly hôn đối với người nước ngoài cũng dẫn trở nên phổ biến. 

II. Tìm hiểu về cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài

Bài viết dưới đây sẽ giúp ta tìm hiểu về cấp dưỡng sau ly hôn với người nước ngoài: 

1. Cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định. Như vậy, cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài cũng được hiểu tương tự với quy định trên.

2. Cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài và người Việt Nam khác nhau như thế nào?

Cấp dưỡng sau khi ly đối với người nước ngoài khác biệt ở quá trình lựa chọn pháp luật áp dụng. Theo đó, Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân và cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. 

Nếu pháp luật được áp dụng là pháp luật Việt Nam thì thẩm quyền, thủ tục, điều kiện và các vấn đề liên quan khác sẽ không có sự khác biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài. 

III. Quy định pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài

Quy định pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài như sau: 

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài quy định như thế nào?

Theo Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài như sau: 

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân;

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. 

Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

2. Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng khi bố mẹ ly hôn như sau: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Căn cứ Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014  và khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn bao gồm :

- Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng;

- Bản sao có chứng thực CMND/CCCD của người khởi kiện;

- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của người khởi kiện;

- Bản án/Quyết định ly hôn;

- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con;

- Chứng cứ chứng minh thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài

1. Thẩm quyền giải quyết về cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài

–  Thẩm quyền theo Quốc gia:

Theo quy định tại Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trong trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng cư trú tại Việt Nam, cơ quan Nhà nước của Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết. 

–  Thẩm quyền theo cấp Tòa án:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về cấp dưỡng hoặc yêu cầu về cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 

– Thẩm quyền của Tòa án theo vùng lãnh thổ:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. 

Như vậy, về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài, trong trường hợp người yêu cầu đang cư trú tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án cấp tỉnh nơi người yêu cầu cư trú, làm việc. 

2. Chồng ở nước ngoài thì đòi tiền cấp dưỡng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân gia đình 2014 người vợ có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: 

- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.


 Không cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài thì xử lý như thế nào?

3. Không cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài thì xử lý như thế nào?

Theo như quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 quy định cụ thể về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

- Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 thì đối với trường hợp không cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài sẽ áp dụng  Bộ luật Hình sự 2015 Việt Nam như quy định nêu trên. 

Như vậy, nếu có hành vi không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ bị áp dụng mức phạt từ 03 - 05 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: