Trong pháp luật dân sự, khi một chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Vậy khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại thì ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của họ gây ra? Hãy cùng NP LAW giải đáp thắc mắc dưới bài viết sau đây.
Đối tượng chưa thành niên luôn được Nhà nước và pháp luật quan tâm, đặc biệt là trong trường hợp người chưa thành niên gây ra thiệt hại. Pháp luật đã có quy định riêng về trường hợp xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường thiệt hại.
Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì khi gây ra thiệt hại thì phải dùng tài sản của mình để bồi thường, nếu không có tài sản thì cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của cha, mẹ.
Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu còn bố mẹ. Khi tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp Luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cụ thể như sau:
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì cha mẹ được lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì bản thân họ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nhưng nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà có người giám hộ thì sẽ xử lý như sau:
+ Người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Cơ sở pháp lý: Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015.
Như tại Mục I chúng ta đã phân tích trên, thì khi người chưa thành niên gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ dựa vào từng độ tuổi để xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại: như cha mẹ nếu con chưa đủ 15 tuổi, hoặc người giám hộ hoặc nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì bản thân họ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một trường hợp khác về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời gian trường học tại Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể như sau:
- Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
- Nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì trường học không phải bồi thường; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải có trách nhiệm bồi thường.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, người chưa thành niên gây ra thiệt hại nhưng không bồi thường thiệt hại khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
Các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra có thể được xác định như sau:
- Có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác;
- Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 thì “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”.
Như vậy, người chưa thành niên gây ra thiệt hại được giảm mức bồi thường khi không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, vậy K (4 tuổi) là người chưa thành niên.
Với trách nhiệm là bậc cha mẹ, thì chị H có trách nhiệm trông nom, giáo dục con cái. Trong quá trình tại quán thì K có sự chạy nhảy tại quán, chị M đã có nhắc nhở chị H trước đó, nhưng chị H đã không trông chừng con cẩn thận, K đã làm hư laptop của chị M và đã gây ra thiệt hại cho người khác. Cho nên, trong tình huống này, chị H là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị M vì K chỉ mới 4 tuổi, nếu tài sản của chị H không đủ để bồi thường mà K có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015.
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này”.
Trong cuộc sống, khó có thể tránh khỏi trường hợp gây ra thiệt hại cho người khác và người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề bồi thường không chỉ dựa trên pháp luật, mà có thể còn dựa trên tình cảm con người. Sự hòa nhã, thỏa thuận với nhau luôn là sự ưu tiên.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn