Người làm chứng khai báo gian dối bị xử lý như thế nào?

Người làm chứng là người biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án hình sự, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai theo đúng Luật Tố tụng Hình sự quy định. Vậy, trong trường hợp người làm chứng gian dối bị xử lý thế nào? Mức xử phạt ra sao? NPLaw mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề người làm chứng khai báo gian dối sẽ bị xử lý như thế nào?

/upload/images/lam-chung.png

I. Thực trạng vấn nạn người làm chứng khai báo gian dối hiện nay

Trong tố tụng dân sự, người làm chứng được hiểu là người biết được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết toà án triệu tập đến tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Người làm chứng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. 

Hiện nay, do nhận thức đúng về nghĩa vụ công dân, có mong muốn góp phần làm rõ sự thật vụ án, bảo vệ trật tự xã hội hoặc có sự giác ngộ sau khi được cán bộ điều tra giải thích, tác động,… có nhiều người sẵn sàng đứng ra khai báo các tình tiết vụ án, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết toà án triệu tập đến tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều người quan ngại về vấn đề trở thành người làm chứng cho một vụ án, họ có những động cơ kìm hãm hành động khai báo của người làm chứng như sợ bị trả thù, sợ mất thời gian gắn với nó là giảm thu nhập, nghỉ ngơi giải trí và các nhu cầu khác của con người; do có mối quan hệ đặc biệt với kẻ phạm tội hoặc hành vi phạm tội,.. 

II. Người làm chứng khai báo gian dối được hiểu như thế nào?

1. Người làm chứng là ai?

Theo khoản "12 Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015", người làm chứng là một trong những tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.

/upload/images/nguoi-lam-chung-khai-bao-gian-doi.jpg

Tại "khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015" quy định người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Như vậy, người làm chứng là người tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự và biết được các tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. 

2. Nghĩa vụ khai báo của người làm chứng

Tại "Điều 78 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015" quy định quyền, nghĩa vụ của người làm chứng như sau:

  • Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
  • Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
  • Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
  • Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
  • Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
  • Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
  • Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
  • Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên."

III. Người làm chứng khai báo gian dối sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ "Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015" quy định về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối như sau:

-  Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về người làm chứng khai báo gian dối

1. Người làm chứng khai báo gian dối có bị phạt tù không?

Như đã nêu trên, người làm chứng khai báo gian dối có thể bị phạt tù. 

/upload/images/nguoi-lam-chung.jpg

Căn cứ theo quy định tại "Điều 382 Bộ luật hình sự năm 2015" về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối thì, người làm chứng khai báo gian dối có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Hành vi mua chuộc người làm chứng khai báo gian dối sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo "Điều 384 Bộ luật hình sự 2015" quy định về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, như sau:

- Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

Như vậy, đối với tội mua chuộc người làm chứng trong việc khai báo thì có thể bị truy cứu về tội mua chuộc người khác trong việc khai báo và mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm tù.

3. Người làm chứng khai báo gian dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự những tội nào?

Theo quy định tại "Điều 382 Bộ luật hình sự năm 2015" về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối thì:

/upload/images/khai-bao.jpg

-  Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: Có tổ chức; Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người làm chứng có hành vi khai báo gian dối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội khai báo gian dối theo quy định tại Điều 382 Bộ Luật hình sự.

4. Nếu tôi là người làm chứng và lỡ khai báo gian dối thì tôi cần phải làm gì?`

Tại "khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự" thì người làm chứng có nghĩa vụ sau:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
  • Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

Tại "khoản 5 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự" quy định như sau: Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Căn cứ "Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015" quy định về xác định sự thật của vụ án như sau: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Theo đó, pháp luật tố tụng hình sự không có quy định nào bắt buộc đương sự phải khai sự thật mà việc chứng minh đúng sai là phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác minh. Do đó, việc đương sự có thể đưa thông tin sai để bảo vệ chính họ, nếu sai thì Tòa án không công nhận thông tin đó và không thể áp dụng hình phạt được.

Những người được quy định tại "khoản 1 Điều 382 Bộ luật hình sự" nêu trên là những người hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động tố tụng, giúp cơ quan tố tụng tìm ra sự thật và có ảnh hưởng lớn đến quyết định của Hội đồng thẩm phán. Nếu họ cung cấp sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tư pháp. Do đó, khi những người này cung cấp sai sự thật hoặc khai báo gian dối thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các mức phạt được quy định tại Điều 382 nêu trên.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì nếu tôi là người làm chứng và lỡ khai báo gian dối thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ xác minh, làm rõ chứng cứ.  

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến vấn đề người làm chứng khai báo gian dối

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (Hãng Luật NPLaw) là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật uy tín về người làm chứng khai báo gian dối. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về người làm chứng khai báo gian dối. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng. NPLaw rất hân hạnh trở thành đơn vị đồng hành, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho Quý Khách hàng. 

Trên đây là nội dung về tư vấn pháp lý về người làm chứng khai báo gian dối. Quý Khách hàng khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề pháp lý nói chung và về người làm chứng khai báo gian dối, vui lòng liên hệ thông tin dưới đây: 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan