Trong các giao dịch hàng hóa hiện nay, thời gian giao hàng luôn đóng vai trò quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của bên bán. Tuy nhiên, hiện nay việc giao hàng sớm hơn thời gian đã thỏa thuận đang ngày càng phổ biến. Điều này xuất phát từ mong muốn đảm bảo được tiến độ, giảm thiểu được rủi ro chậm trễ hoặc tận dụng các cơ hội kinh doanh khác.
Dù nó mang một ý nghĩa tích cực, giao hàng sớm cũng phát sinh ra những vấn đề pháp lý khác. Một số bên có thể cảm thấy bị áp lực về vấn đề phải nhận hàng sớm vì nhiều lý do như kho bãi, tài chính,... Trong khi đó, bên bán đôi khi thực hiện giao hàng sớm mà không cân nhắc đến sự đồng thuận từ bên mua, dẫn đến tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên.
Giao hàng sớm là hành vi bên bán giao hàng trước thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo Điều 38 Luật Thương mại 2005, trong trường hợp này, bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu không có thỏa thuận khác.
Theo Điều 38 Luật Thương mại 2005, nếu không có thỏa thuận về việc giao hàng trước thời hạn, bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Tuy nhiên, nếu hai bên đã thỏa thuận trước về việc nhận hàng sớm, bên mua phải chấp nhận hàng và không được từ chối.
Căn cứ Điều 37 Luật Thương mại 2005:
III. Giải đáp một số câu hỏi về giao hàng sớm
Bên mua có quyền từ chối nhận hàng sớm nếu không có thỏa thuận cụ thể giữa các bên về việc chấp nhận hàng giao trước thời hạn.
Trường hợp bên mua không nhận hàng sớm khi không có thỏa thuận chấp nhận giao hàng trước thời hạn, bên mua không phải chịu phạt vi phạm. Tuy nhiên, nếu đã thỏa thuận việc nhận hàng sớm mà bên mua từ chối, bên mua có thể bị coi là vi phạm hợp đồng.
Khi bên bán giao hàng sớm nhưng không đủ số lượng, cách xử lý sẽ tùy thuộc vào thời hạn giao hàng được thỏa thuận trong hợp đồng:
Trường hợp chưa đến thời hạn giao hàng:
Theo Điều 41 Luật Thương mại 2005, nếu thời điểm giao hàng cụ thể không được thỏa thuận, bên bán có thể giao tiếp số lượng hàng hóa còn thiếu trong thời hạn còn lại. Tuy nhiên, nếu việc này gây phát sinh chi phí cho bên mua, bên bán phải chịu trách nhiệm chi trả các chi phí đó.
Trường hợp đã đến thời hạn giao hàng:
Nếu thời hạn giao hàng đã hết và bên bán vẫn giao thiếu hàng, cách xử lý sẽ bao gồm:
Tóm lại, nếu giao hàng sớm nhưng không đủ số lượng, bên bán có quyền bổ sung số lượng thiếu trong thời hạn hợp đồng, đồng thời chịu trách nhiệm chi trả chi phí phát sinh cho bên mua. Nếu đã hết thời hạn giao hàng, bên bán phải chịu phạt, bồi thường, hoặc giao đủ hàng tùy theo thỏa thuận hợp đồng và quy định pháp luật.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về giao hàng sớm
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giao hàng sớm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn