Người nước ngoài thử việc là nội dung phổ biến và được quan tâm, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có các vị trí kỹ thuật đòi hỏi cần tuyển dụng người lao động nước ngoài. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số nội dung pháp lý liên quan đến người nước ngoài thử việc.
Việc thống kê chính xác số lượng người nước ngoài đang trong thời gian thử việc tại Việt Nam là khá khó khăn bởi số liệu này thường xuyên biến động và không có một cơ quan nào công bố thống kê chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói chung, và số lượng người nước ngoài trải qua thời gian thử việc nói riêng đang có xu hướng tăng. Điều này là do Việt Nam ngày càng mở cửa và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài cũng tăng theo.
Số lượng người nước ngoài thử việc tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là những địa điểm thu hút nhiều lao động nước ngoài nhất.
Người nước ngoài thử việc là công dân nước ngoài được một doanh nghiệp Việt Nam thuê làm việc với mục đích đánh giá năng lực, kỹ năng, sự phù hợp của người lao động với công việc và môi trường làm việc tại doanh nghiệp đó. Giống như người lao động Việt Nam, người lao động nước ngoài cũng có thể trải qua giai đoạn thử việc trước khi chính thức ký kết hợp đồng lao động dài hạn.
Tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.
Theo đó, có thể thấy, vấn đề thử việc sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc mà không ràng buộc trách nhiệm thử việc với các bên. Tuy nhiên, để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các vị trí công việc đó phải đáp ứng điều kiện tại Điều 152 Bộ luật Lao động năm 2019:
“1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.”
Như vậy, người nước ngoài không bắt buộc phải thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức, các lĩnh vực mà người nước ngoài có thể thỏa thuận thử việc là vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
3. Hợp đồng thỉnh giảng đối với người nước ngoài thì có bắt buộc thử việc hay không
Về bản chất, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng dịch vụ, trong đó người nước ngoài là bên cung ứng dịch vụ, tham gia thỉnh giảng cho người sử dụng lao động, không làm việc thường xuyên, cố định vị trí công việc. Thời gian thỉnh giảng thường không kéo dài.
Trong trường hợp hợp đồng thỉnh giảng có ghi nhận sự quản lý, điều hành, trả công, trả lương được xem là hợp đồng lao động, có thể áp dụng chế độ thử việc. Tuy nhiên cần lưu ý, Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
“3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng”.
Như vậy, trường hợp người nước ngoài giao kết hợp đồng thỉnh giảng, tùy vào thời hạn hợp đồng mà có thể áp dụng chế độ thử việc hoặc không.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một trong các đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương thử việc như sau:
“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
Do đó, pháp luật chỉ giới hạn mức tối thiểu khi trả lương thử việc mà không ràng buộc mức tối đa.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể trả cho người nước ngoài thử việc 100% lương.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một trong các đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019.
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác”.
Như vậy, thời gian thử việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam được quy định tối đa tương tự khi áp dụng với người lao động là người Việt Nam, cụ thể như nội dung Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên.
3. Trường hợp người nước ngoài thử việc nhưng không đạt yêu cầu thì có được gia hạn thời gian thử việc không
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: …”
Theo đó, pháp luật quy định việc thử việc chỉ áp dụng một lần trong thời hạn tối đa mà pháp luật cho phép.
Như vậy, trường hợp người nước ngoài thử việc không đạt yêu cầu, người sử dụng lao động cũng không được gia hạn thời gian thử việc.
Căn cứ vào Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.”
Theo đó thì người lao động phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động mới có thể tiến hành lao động, làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, trường hợp người nước ngoài đang xin cấp giấy phép lao động vẫn chưa thể thử việc tại Việt Nam.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định về người nước ngoài thử việc của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về người nước ngoài thử việc. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn