NGƯỜI TÂM THẦN PHẠM TỘI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT?

Thời gian qua có rất nhiều vụ án mạng nghiêm trọng, thương tâm xảy ra do những người mắc bệnh tâm thần là thủ phạm gây án. Chính vì thế, sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan như: Liệu người tâm thần phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Ngoài ra, họ có phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại không? Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, thì người mắc bệnh tâm thần là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Vậy, có phải lúc nào người tâm thần cũng được miễn trừ trách nhiệm hình sự khi phạm tội hay không thì qua bài viết này NPLAW sẽ giới thiệu và cung cấp cho Quý bạn đọc dựa trên quy định pháp luật.

I. Như thế nào là người tâm thần phạm tội

1. Người tâm thần được hiểu như thế nào?

Tâm thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động của não bộ, gây nên những thay đổi bất thường về lời nói, ý thức, hành vi, cảm xúc, tác phong,... ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Người tâm thần phạm tội  được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, khi một người do bị bệnh tâm thần thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, dưới góc độ pháp luật, người bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự được Tòa án ra quyết định tuyên bố trên cơ sở giám định pháp y tâm thần.

Nếu dựa trên cơ sở giám định, mà người bị bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì Tòa án sẽ không tuyên bố họ mất năng lực hành vi dân sự.

2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình trạng của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

II. Người tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, qua quy định trên thì người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần. 

Còn đối với trường hợp, mắc bệnh tâm thần nhưng không bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì không được miễn trách nhiệm hình sự. Họ thực hiện hành vi khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. (theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Người tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Còn nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự mà trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).

III. Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần phạm tội

1. Trách nhiệm bồi thường

Theo quy định tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cá nhân thì đối với người tâm thần phạm tội, trách nhiệm bồi thường được quy định như sau:

  • Nếu người tâm thần có người giám hộ, thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; 
  • Trong trường hợp người tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; 
  • Ngoài ra, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

2. Mức bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP thì khi người tâm thần gây thiệt hại, thì mức bồi thường thiệt hại được xác định cụ thể như sau:

- Khi có thiệt hại thực tế xảy ra thì người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra và kịp thời, nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại. 

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế.

- Nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường đối với thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

IV. Một số thắc mắc về người tâm thần phạm tội

1. Khi người tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì khi có đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. 

Như vậy, khi người tâm thần gây thiệt hại thì có thể khởi kiện người gây ra thiệt hại hoặc người giám hộ của người bị tâm thần.

2. Bị bệnh tâm thần gây thương tích cho người khác có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 thì người mất năng lực trách nhiệm hình sự khi:

- Đang mắc bệnh tâm thần hoặc ;

- Một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi gây thương tích cho người khác trong khi đang mắc bệnh tâm thần.

Còn nếu người tâm thần gây thương tích cho người khác trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng bị tâm thần thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, tùy vào thời điểm mà người phạm tội bị tâm thần gây thương tích cho người khác có vi phạm pháp luật và sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Người mắc bệnh tâm thần giết người có ở tù không? Gia đình có phải chịu trách nhiệm thay khi người mắc bệnh tâm thần giết người không?

Theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, khi một người do bị bệnh tâm thần, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Như vậy, qua các quy định trên nếu người mắc bệnh tâm thần giết người trong khi đang mắc bệnh và có kết luận của giám định pháp y, tuyên bố của tòa án thì có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi người mắc bệnh tâm thần giết người, mà Tòa án xác định người mắc bệnh tâm thần có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại, thì người giám hộ của người mắc bệnh tâm thần sẽ phải có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây ra cho người bị hại.

4. Có phải thực hiện giam giữ riêng phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần không?

Theo điểm đ khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì khi phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì trại giam có trách nhiệm bố trí giam giữ riêng phạm nhân đó.

V. Tìm luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến người tâm thần phạm tội

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ cần tư vấn các vấn đề liên quan đến người tâm thần phạm tội hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. 

Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề, chúng tôi giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến người tâm thần phạm tội. Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan