Nhu cầu về nhà ở hiện nay tại các thành phố, khu dân cư ngày càng gia tăng. Nắm bắt được nhu cầu này, rất nhiều người thuê nhà và sau đó cho thuê lại nhà ở đang thuê để hưởng phần tiền chênh lệch. Vậy theo quy định hiện nay, người thuê nhà cho thuê lại nhà ở đang thuê có hợp pháp hay không? Quy định về cho thuê lại nhà ở hiện nay như thế nào?
Nhà ở là tài sản vô cùng quan trọng đối với người dân. Để khai thác giá trị từ nhà ở, rất nhiều chủ sở hữu nhà ở đã cho thuê nhà ở. Đồng thời, có rất nhiều người thuê nhà với mục đích cho thuê lại để hưởng phần tiền chênh lệch từ việc cho thuê.
Việc xác định người thuê nhà cho thuê lại nhà đang thuê có hợp pháp hay không là điều rất quan trọng. Điều này giúp các bên tránh được những rủi ro pháp lý và tranh chấp có thể phát sinh trong thời gian cho thuê, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Căn cứ Điều 475 Bộ luật dân sự năm 2015: “Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý”.
Như vậy, để bên thuê nhà cho thuê lại nhà ở đang thuê thì bắt buộc phải được sự đồng ý của bên cho thuê. Ngoài ra, bên thuê nhà cũng cần phải đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
Theo điểm đ khoản 2 Điều 132 Luật nhà ở năm 2014, bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc trường hợp:
“Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê”.
Như vậy, trường hợp người thuê nhà cho thuê lại nhà ở đang thuê khi chưa có sự đồng ý của bên cho thuê là vi phạm quy định pháp luật. Trong trường hợp này, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà với người thuê nhà và thu hồi lại nhà ở.
Theo Điều 131 Luật nhà ở năm 2014 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau:
Như vậy, hợp đồng thuê nhà với người thứ ba sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên.
Bên thuê nhà cho thuê lại nhà ở đang thuê cần đáp ứng điều kiện về chủ thể trong giao dịch này.
Trường hợp là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp.
Trường hợp là doanh nghiệp thì phải có đăng ký doanh nghiệp theo quy định; và đăng ký kinh doanh về nhóm ngành kinh doanh cho thuê, điều hành, quản lý nhà và đất ở và các ngành nghề kinh tế có liên quan khác.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì căn cứ quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết vấn đề trên như sau:
Đồng thời, cần xác định yếu tố lỗi dẫn đến thiệt hại của người cho thuê, người thuê nhà và người thuê lại nhà để áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Trường hợp là cá nhân thì phải có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự năm.
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại theo Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, người thuê nhà và người thuê lại nhà phải liên đới chịu trách nhiệm khi cùng gây ra thiệt hại đối với căn nhà đang thuê. Trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của người đó.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về người thuê nhà cho thuê lại nhà ở đang thuê. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn