Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”. Để đánh giá dấu hiệu nhãn hiệu có trùng nhau dẫn đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không. cần phải xem xét đến cấu trúc, cách thể hiện, cách phát âm và ý nghĩa của nhãn hiệu. Đồng thời phải xem xét NHÃN HIỆU BỊ TRÙNG đó đang được sử dụng cho loại hàng hóa, dịch vụ nào.
Một trong những điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu là nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Dấu hiệu trùng là dấu hiệu giống hệt hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan về bản chất, tính năng, công dụng, phương thức thực hiện chức năng hoặc phương thức lưu thông trên thị trường đến mức gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Dấu hiệu Trùng nhãn hiệu là gì
Tóm lại, Trùng nhãn hiệu làm người tiêu dùng khi nhìn vào khó thể phân biệt được giữa nhãn hiệu nào đã được bảo hộ.
Trùng nhãn hiệu đối chứng là các nhãn hiệu được Cục SHTT sử dụng làm căn cứ để từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với các nhãn hiệu đang trong quá trình đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu đối chứng bao gồm các nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc đã có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ; hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn sớm hơn hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn; hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu đã hết hiệu lực nhưng chưa quá 05 năm.
Trùng nhãn hiệu với tên thương mại: Đây là trường hợp khá phổ biến, thường hay gặp phải. Chủ thể có tên bị trùng hay hoang mang và không biết cách xử lý như nào cho đúng với quy định pháp luật. Để xác định được ai đúng ai sai thì cần phải xác định nhãn hiệu của công ty A được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ trước tên thương mại của công ty B hay ngược lại.
Trùng nhãn hiệu với tên địa danh: Tại khoản 5 Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định “Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.” không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Điển hình, địa danh Phú Quốc nổi tiếng với nước mắm Phú Quốc, nếu có một nhãn hiệu của công ty sản xuất nước mắm nào lấy nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc thì đây được xem là gây nhầm lẫn, có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy nhãn hiệu của công ty đó sẽ vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
Tùy theo hành vi của mỗi trường hợp sẽ có những cách xử lý hành chính, dân sự, thậm chí là hình sự.
Hành chính: Các hành vi và mức xử phạt được quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2019 và Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Trong đó:
+ Hình thức xử phạt chính là:
+ Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Theo quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2019 các biện pháp chế tài dân sự có thể được áp dụng là:
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
Buộc bồi thường thiệt hại;
Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 một cách cụ thể, trong đó đã quy định rõ khung giá trị vi phạm để áp dụng hình phạt.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Thực tế các vi phạm về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng rất phổ biến. Có thể quyền và lợi ích của chúng ta đã và đang bị xâm phạm. Hãy để NPLaw giải quyết vấn đề giúp bạn. NPLaw với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, nhiệt huyết, tự tin sẽ tháo gỡ khó khăn của bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn