Nhãn sản phẩm là một phần không thể thiếu trong xây dựng thương hiệu. Đảm bảo tính pháp lý của sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường. Vậy làm sao để hiểu thế nào là Nhãn sản phẩm và những vấn đề liên quan xoay quanh nhãn sản phẩm như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành, có quy định:
Nhãn sản phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó.
Nhãn sản phẩm được chia làm các phần sau:
Theo quy định của cơ quan quản lý nhãn hiệu, những nội dung sau đây không được phép xuất hiện trên nhãn sản phẩm:
Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
- Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
-Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
* Về áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tai khoản 4 Điều này như sau:
* Về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với quy định trên là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.
Khoản 4, Điều 5 Nghị Định 15/2018/NĐ – CP Hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm. Quy định cụ thể:
“Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.”
Như vậy, Việc thay đổi bao bì sản phẩm có kèm tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm. Khi đó doanh nghiệp mới phải làm hồ sơ xin cấp số công bố mới. Còn trường hợp thay đổi về bao bì khác như: Màu sắc, kích thước, hình dáng hộp sản phẩm… Doanh nghiệp chỉ làm thông báo với cơ quan cấp phép hoặc cơ quan tiếp nhận tự công bố là được.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về cách ghi thành phần phụ gia trên nhãn sản phẩm thực phẩm, cụ thể:
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) quy định về ghi danh mục các thành phần trên nhãn sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn như sau:
- Phải công bố danh mục các thành phần trên nhãn, trừ khi thực phẩm chỉ có một thành phần.
Theo đó đối với sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn trường hợp chỉ có một thành phần sẽ không phải thực hiện công bố danh mục các thành phần trên nhãn sản phẩm.
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về nhãn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ nhỏ như sau:
-Nhãn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
Theo đó, nhãn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu được quy định như đã nêu trên.
Trong đó yêu cầu nhãn sản phẩm phải có chữ in thường: "Chỉ sử dụng sản phẩm này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Pha chế theo đúng hướng dẫn. Cho trẻ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh". Chiều cao của chữ không được dưới 1,5 mm.
Tại tiểu mục 4.7 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn có nêu về ghi nhãn thời hạn sản phẩm bao gói sẵn như sau:
Theo đó khi ghi nhãn sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn thì nội dung thời hạn sử dụng tốt nhất không áp dụng cho các sản phẩm sau:
- Rau quả tươi, gồm cả khoai tây chưa gọt vỏ, bị cắt hoặc đã xử lý bằng các phương pháp tương tự;
- Rượu vang, rượu mùi, rượu vang nổ, rượu vang có tạo hương, rượu vang quả và rượu vang nổ từ quả;
- Đồ uống chứa hàm lượng cồn lớn hơn hoặc bằng 10 % theo thể tích;
- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh được sản xuất từ bột nhào, theo bản chất của sản phẩm thường được tiêu thụ trong vòng 24h sau khi sản xuất;
- Dấm ăn;
- Muối ăn các loại;
- Đường ở thể rắn
- Các sản phẩm mứt kẹo chứa các loại đường có mùi và/hoặc có màu.
- Kẹo cao su.
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung.
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi được thay đổi thông tin trên nhãn sản phẩm thức ăn bổ sung đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, trường hợp thay đổi thông tin trên nhãn sản phẩm thức ăn bổ sung thì cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đề nghị thay đổi thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhãn sản phẩm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn