Nhập khẩu chế phẩm sinh học hiện nay

Theo quy định hiện hành, việc nhập khẩu chế phẩm sinh học dùng để xử lý chất thải đòi hỏi chứng nhận lưu hành. Quy trình chứng nhận này có mục đích đảm bảo rằng các chế phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Vậy làm sao để hiểu thế nào là nhập khẩu chế phẩm sinh học và những vấn đề liên quan xoay quanh về nhập khẩu chế phẩm sinh học như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

 

I. Tìm hiểu về nhập khẩu chế phẩm sinh học

1. Nhập khẩu chế phẩm sinh học là gì? Các chế phẩm sinh học được phép nhập khẩu

Các sản phẩm sinh học được sản xuất để phục vụ canh tác trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm phân bón sinh học và thuốc trừ sâu sinh học để hỗ trợ trong trồng trọt. Nhập khẩu chế phẩm sinh học là quá trình đưa vào một quốc gia các sản phẩm hoặc chế phẩm được sản xuất từ các vi sinh vật, enzyme, hoặc các sinh vật khác, nhằm mục đích sử dụng trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp, hoặc các lĩnh vực khác. 

/upload/images/thuong-mai/01(70).jpg

Các chế phẩm sinh học thường bao gồm vi sinh vật có lợi, chế phẩm enzyme, hay các sản phẩm lên men. Nhập khẩu chế phẩm sinh học hiện nay đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghiệp thực phẩm. Nhìn chung, thực trạng nhập khẩu chế phẩm sinh học hiện nay phản ánh sự phát triển và nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm an toàn và bền vững.

 

2. Nhập khẩu chế phẩm sinh học dùng cho mục đích gì?

Mục đích chính của việc nhập khẩu chế phẩm sinh học thường là để cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất cây trồng, khôi phục môi trường, hoặc phát triển các phương pháp điều trị y tế hiệu quả hơn. Việc nhập khẩu này cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sinh học, sức khỏe và môi trường để đảm bảo rằng các chế phẩm được đưa vào sử dụng không gây hại cho con người và hệ sinh thái.

Nhập khẩu chế phẩm sinh học thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Nông nghiệp : Chế phẩm sinh học được sử dụng để cải thiện chất lượng đất, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, kiểm soát sâu bệnh một cách tự nhiên, và thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ.
  • Thú y: Các chế phẩm sinh học có thể được sử dụng trong thú y để phòng ngừa và điều trị các bệnh ở động vật, đồng thời nâng cao sức khỏe và năng suất cho đàn gia súc, gia cầm.
  • Chế biến thực phẩm: Một số chế phẩm sinh học được dùng trong quá trình chế biến thực phẩm để cải thiện hương vị, độ tươi ngon, hoặc bảo quản sản phẩm thực phẩm.
  • Môi trường: Chế phẩm sinh học cũng có thể được sử dụng trong xử lý nước thải, giúp phân hủy chất hữu cơ và cải thiện tình trạng ô nhiễm.
  • Y tế: Một số chế phẩm sinh học có thể được nghiên cứu và phát triển để sử dụng trong điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe con người thông qua việc hỗ trợ hệ miễn dịch.

Quy định pháp luật về nhập khẩu chế phẩm sinh học

Tùy thuộc vào loại chế phẩm sinh học cụ thể và mục đích sử dụng, quy trình nhập khẩu có thể khác nhau và cần tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng.

 

II. Quy định pháp luật về nhập khẩu chế phẩm sinh học

1. Điều kiện để nhập khẩu chế phẩm sinh học

Cá nhân nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải có cần phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 60/2016/NĐ-CP quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải (sau đây viết tắt là chế phẩm sinh học) phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải bắt buộc phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

2. Thủ tục nhập khẩu chế phẩm sinh học

Để nhập khẩu chế phẩm sinh học thì cá nhân nhập khẩu cần phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học nên  theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 60/2016/NĐ-CP có quy định Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học như sau:

  • Tổ chức, cá nhân lập 07 bộ hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học ]gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá, cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, đối với các chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản về chương trình giám sát, kiểm tra theo các nội dung của kế hoạch khảo nghiệm chi tiết của tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hoặc kết quả khảo nghiệm chế phẩm, Tổng cục Môi trường thành lập, tổ chức họp Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
  • Cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thông qua kết quả và không phải chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
  • Trường hợp Hội đồng thông qua có chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
  • Trường hợp Hội đồng không thông qua, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học biết và nêu rõ lý do.

Như vậy, để nhập khẩu chế phẩm sinh học thì phải đáp ứng các quy định trên.

 

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến nhập khẩu chế phẩm sinh học

1. Mọi cá nhâ n, tổ chức có quyền được nhập khẩu chế phẩm sinh học không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 60/2016/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải (sau đây viết tắt là chế phẩm sinh học) phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp theo quy định.

Như vậy, bất kể cá nhân tổ chức nào được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp thì có quyền được nhập khẩu chế phẩm sinh học.

2. Nhập khẩu chế phẩ m sinh học có bắt buộc phải xin giấy khảo nghiệm không?

 

Chế phẩm sinh học thú y lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam cần phải tiến hành khảo nghiệm theo quy định pháp luật. Theo khoản 29 Điều 3 Luật thú y 2015: “Khảo nghiệm thuốc thú y là việc kiểm tra, xác định các đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của thuốc thú y trên động vật tại cơ sở khảo nghiệm.”

Chế phẩm sinh học dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam phải có Giấy phép khảo nghiệm theo tiết 3 Mục B chương III phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP (hướng dẫn bởi Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT). 

Như vậy, nhập khẩu chế phẩm sinh học trong lĩnh vực thú y bắt buộc phải xin giấy khảo nghiệm.

 

IV.Vấn đề nhập khẩu chế phẩm sinh học có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

 

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhập khẩu chế phẩm sinh học. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan