Nhập khẩu giống cây trồng hiện nay

Với một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp thì việc buôn bán xuất nhập khẩu giống cây trồng cũng được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, để đáp ứng các nhu cầu đề ra của xã hội cũng như quản lý chặt chẽ các hoạt động chỉ nằm trong một khuôn khổ nhất định. Việc nhập khẩu nhằm đưa các giống cây mới về khai thác sử dụng cần phải được sự cho phép của Cục Trồng trọt theo quy định. Vậy làm sao để hiểu thế nào là nhập khẩu giống cây trồng và những vấn đề liên quan xoay quanh về nhập khẩu giống cây trồng như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

 

I. Thực trạng nhập khẩu nhập khẩu giống cây trồng hiện nay

Hiện nay, thực trạng nhập khẩu giống cây trồng có những đặc điểm sau:

  • Tăng lượng nhập khẩu: Việt Nam đã và đang nhập khẩu số lượng lớn giống cây trồng từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,... Lượng nhập khẩu có xu hướng tăng theo nhu cầu của người dân và năng suất cây trồng tại Việt Nam.
  • Đa dạng loại cây: Các giống cây trồng được nhập khẩu đa dạng, bao gồm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái, cây điều, cây hoa, ... Mục đích là để cải thiện chất lượng và năng suất của cây trồng tại Việt Nam.
  • Phụ thuộc nước ngoài: Việt Nam phụ thuộc vào nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài, đặc biệt là các công nghệ chăn nuôi, trồng trọt hiện đại. Điều này có thể gây khó khăn khi có biến động kinh tế, chính trị hoặc dịch bệnh tại các nước cung cấp.
  • Tiềm ẩn nguy cơ: Việc nhập khẩu giống cây trồng cũng tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh, sâu bệnh từ các nước xuất khẩu. Nếu không kiểm soát tốt, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp và kinh tế của Việt Nam.
  • Chi phí nhập khẩu: Việc nhập khẩu giống cây trồng tốn kém về chi phí, bao gồm chi phí mua giống, vận chuyển, kiểm tra chất lượng và quy trình kiểm dịch. Điều này có thể làm tăng giá thành của sản phẩm cây trồng và ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Với thực trạng hiện nay, các cơ quan chức năng cần quan tâm và đầu tư vào nghiên cứu, phát triển giống cây trồng trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và đảm bảo an ninh lương thực của đất nước.

II. Tìm hiểu về nhập khẩ u giống cây trồng

1. Giống cây trồng là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật trồng trọt 2018 định nghĩa về giống cây trồng như sau:

“5. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.”

Theo đó, chúng ta có thể hiểu giống cây trồng là một nhóm thực vật cùng loài, do con người chọn tạo ra, các các đặc điểm di truyền đồng nhất và ổn định.

Giống cây trồng là gì?

2. Giống cây trồng nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam?

Căn cứ Điều 29 Luật Trồng trọt 2018 quy định nhập khẩu giống cây trồng như sau:

  • Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.

Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 của Luật này.

  • Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
  • Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây:
  • Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
  • Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu;
  • Giống cây trồng gửi kho ngoại quan

Trong đó kiểm tra nhà nước về chất lượng được quy định tại Chương IV Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT như sau:

  • Đối tượng kiểm tra được quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT.

Giống cây trồng nhập khẩu thuộc loài cây trồng chính thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phục vụ sản xuất, mua bán, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 29 Luật Trồng trọt.

  • Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu như sau:
  • Kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu được thực hiện thông qua đánh giá chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận hợp quy được Cục Trồng trọt chỉ định thực hiện.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hợp quy chất lượng giống cây trồng được Cục Trồng trọt chỉ định; nộp Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.
  • Xử lý lô giống nhập khẩu không đạt chất lượng tại Điều 9 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT thì trường hợp lô giống cây trồng nhập khẩu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tổ chức chứng nhận hợp quy báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với Cục Trồng trọt. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Trồng trọt quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế lô giống cây trồng nhập khẩu, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.

Do chưa rõ giống cây muốn nhập khẩu và mục đích nhập khẩu sử dụng vào việc gì nên công ty anh chị cần xem xét quy định trên để biết là cây mình muốn nhập khẩu có được phép nhập khẩu vào Việt Nam không, để tiến hành các thủ tục theo luật định.

 Giống cây trồng nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam?

III. Quy định pháp luật về nhập khẩu giống cây trồng

1. Hồ sơ cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nhập khẩu

Căn cứ Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp phép nhập khẩu giống cây trồng như sau:

- Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

- Bản sao thỏa thuận hợp tác giữa các bên đối với trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.

- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.

 

2. Thủ tục cấp giấy  phép nhập khẩu giống cây trồng

Theo Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng như sau:

Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt.

Bước 3: Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giống cây trồng biến đổi gen sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; Điều 4 Nghị định này và Điều 15 của Luật Trồng trọt.

Theo đó, muốn nhập khẩu giống cây trồng thì phải xem xét giống cây trồng đó được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không, nếu có thì cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ theo luật định để xin giấy phép nhập khẩu.

 

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến nhập khẩu giống cây trồng

1. Cơ quan nào có  quyền cấp phép nhập khẩu giống cây trồng?

Muốn nhập khẩu giống cây trồng thì các cơ quan sau đây có quyền cấp phép:

  • Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt

Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt

  • Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp

Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp

2. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu giống cây trồng

Thời hạn giải quyết cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó: 

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 03/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

3. Mức phạ t khi sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác ra sao?

Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

Tại Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định về các vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng như sau:

“Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác để hành nghề, bao gồm:

a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;

b) Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;

c) Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng;

d) Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;

đ) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

e) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;”

Đồng thời, Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần cá nhân.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng giấy phép xuất khẩu nhập khẩu giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác sẽ bị phạt tiền như sau:

- Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

 

4. Nhập khẩu giống cây trồng để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp có được miễn  thuế nhập khẩu không?

Căn cứ khoản 8 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định về các trường hợp miễn thuế như sau:

“8. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sở thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 7, 8 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.

10. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.

Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu quy định tại khoản này thì không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này.

11. Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:

a) Thiết bị, máy móc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này; phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đón công nhân nêu trên đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 7 Điều này.

Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được.

Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

c) Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các giàn khoan và công trình nổi được Bộ Y tế xác nhận;

d) Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí;

đ) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí.

Trường hợp hàng hoá nêu tại khoản này do nhà thầu phụ và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đấu thầu, đi thuê và cho thuê lại,... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu.”

Như vậy, nếu hàng nhập khẩu là giống cây trồng để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp mà thuộc Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

 

5. Cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

Việc xử lý đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại các loại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.”

Đồng thời, Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần cá nhân.

Như vậy, cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng đến mức làm sai lệch nội dung của Giấy phép thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền:

  • Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

  • Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Buộc nộp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.

 

V. Dịch  vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu giống cây trồng

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhập khẩu giống cây trồng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan