Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa hiểu về quy trình nhập khẩu máy móc vào Việt Nam. Vậy làm sao để hiểu thế nào là nhập khẩu máy móc và những vấn đề liên quan xoay quanh về nhập khẩu máy móc như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu một lượng lớn máy móc và thiết bị từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ và nhiều nước khác. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc để phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dệt may, điện tử, ô tô, điện lạnh và các ngành công nghiệp khác.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu máy móc và thiết bị cũng đồng nghĩa với việc cần phải chi phí lớn cho việc này. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc cũng khiến cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trở nên khốc liệt hơn.
Để giảm thiểu việc phải nhập khẩu máy móc và thiết bị, Việt Nam cần tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp trong nước, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để sản xuất máy móc và thiết bị chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu sang các thị trường khác.
Để nhập khẩu máy móc thì cần những điều kiện cơ bản sau:
- Nhập khẩu máy móc phải tuân thủ các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động.
- Có thể cần phải có các chứng chỉ chất lượng, kiểm định của cơ quan chức năng.
- Có thể áp dụng các mức thuế, phí nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Có thể cần phải có hồ sơ, giấy tờ liên quan đến xuất xứ, giá trị của máy móc để đăng ký nhập khẩu.
Máy móc, thiết bị dây chuyền được quy định rõ từng loại cụ thể. Khi nhập khẩu thì sẽ được nhập khẩu 2 loại máy móc:
- Nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng: Nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; máy điện; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình
- Nhập khẩu máy móc mới 100%.
Căn cứ vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu hàng hóa sẽ gồm:
Bước 1: Khai báo hải quan
– Hồ sơ khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu.
Căn cứ Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
+ Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp. Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá thay cho vận tải đơn;
+ Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
+ Tờ khai trị giá
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
Bước 3: Tính thuế
Bước 4: Nộp thuế, lệ phí
Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.
Nhà nước ta cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng vào Việt Nam. Theo đó, căn cứ theo Điều 6 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg thì những máy móc, thiết bị này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Tuổi máy móc, thiết bị không quá 10 năm. Theo đó, tuổi thiết bị được tính như sau:
Tuổi máy móc, thiết bị (thời gian tính theo năm) = Năm nhập khẩu (Năm máy móc, thiết bị về đến cửa khẩu) – Năm sản xuất máy móc, thiết bị ;
– Máy móc, thiết bị nhập khẩu phải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và tiết kiệm năng lượng;
– Trong trường hợp máy móc, thiết bị không có quy chuẩn quốc gia thì máy móc, thiết bị đó phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc các nước G7, Hàn Quốc.
Như vậy, không phải tất cả các loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đều được nhập khẩu về Việt Nam mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên
Căn cứ theo Điều 6 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, khi nhập khẩu máy móc cũ phải có điều kiện như sau: Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Vì vậy đối với máy quá 10 năm thì phải nhập khẩu dưới dạng phế liệu, theo giấy phép nhập khẩu phế liệu.
Vậy, giấy phép nhập khẩu là giấy phép bắt buộc phải có khi nhập khẩu máy móc.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vận hành xưởng, nhà máy,...tài sản cố định thì theo quy định tại khoản 7 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định của dự án thuộc trường hợp ưu đãi đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với mục đích thương mại hoặc mua đi bán lại, sẽ phải chịu các khoản thuế nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu không nằm trong trường hợp được miễn thuế và thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2016).
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhập khẩu máy móc. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn