Quần áo là một trong những mặt hàng thông dụng hiện nay. Ngoài các mặt hàng Việt Nam sản xuất thì quần áo nhập khẩu cũng rất đa dạng trên thị trường. Vậy làm sao để hiểu thế nào là nhập khẩu quần áo và những vấn đề liên quan xoay quanh về nhập khẩu quần áo như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, nhập khẩu quần áo trở thành một xu hướng phổ biến trong nhiều quốc gia. Dưới đây là một số điểm chính về thực trạng nhập khẩu quần áo hiện nay:
Tóm lại, thực trạng nhập khẩu quần áo hiện nay là ngày càng tăng cường và ảnh hưởng đến nền công nghiệp quần áo trong nước. Người tiêu dùng thường lựa chọn quần áo nhập khẩu do giá cả cạnh tranh và chất lượng đáng tin cậy, trong khi xu hướng và phong cách thay đổi nhanh chóng.
Đối với mặt hàng quần áo nhập khẩu mới 100% doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như những hàng hoá thông thường. Riêng đối với quần áo đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Hộ kinh doanh cá thể được phép nhập khẩu quần áo mới 100% chưa qua sử dụng vào Việt Nam. Nếu thuộc trường hợp chưa có đăng ký mã số thuế, cá nhân có thể uỷ thác cho 1 Công ty có chức năng kinh doanh XNK, dịch vụ CPN hoặc Đại lý hải quan để làm thủ tục nhập khẩu và phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào Biểu thuế nhập nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính thì mặt hàng:
Theo Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương thì áo sơ mi, váy, đầm, áo thun, … thuộc Danh mục sản phẩm dệt may phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo. Do đó, trường hợp nhập khẩu áo sơ mi, váy, đầm, áo thun, … (nhóm 6104..) để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, việc kiểm tra hàm lượng như nêu trên đã được bãi bỏ, bởi vậy, việc thông quan mặt hàng quần áo mới 100% tại Chi cục Hải quan được thực hiện như đối với các mặt hàng thông thường khác.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu quần áo bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý)
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
Mặt hàng quần áo khi nhập khẩu để kinh doanh sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và thuế Giá trị gia tăng.
Mặt hàng quần áo có mức thuế nhập khẩu như sau:
Khi nhập khẩu quần áo hiện nay, cần lưu ý các điểm sau đây:
Theo quy định tại Thông tư 21/2017/TT-BCT và Quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT thì các sản phẩm quần áo đều phải chứng nhận hợp quy. Các sản phẩm này trước khi đưa ra thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy (dấu CR) và phải được Công bố hợp quy tại Sở Công thương.
Vậy khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam thì doanh nghiệp cần phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
Mã HS là thông tin quan
trọng doanh nghiệp cần xác định khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam để có thể nắm được quy định về chính sách thuế và các quy định nhập khẩu liên quan của mặt hàng này. Theo đó mã HS của quần áo gồm:
Theo Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau:
"Điều 5. Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để lập cơ sở bán lẻ.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
........"
Theo đó, nếu doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu về để bán lại chứ không sản xuất hay gia công mặc hàng này (mua đi bán lại) thì phải có Giấy phép kinh doanh. Ngoài ra sau khi đã có Giấy phép kinh doanh công ty của bạn có thể đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có Giấy phép kinh doanh và tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhập khẩu quần áo. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn