Nhập khẩu thép hiện nay

Nhập khẩu sắt thép là hoạt động thương mại được điều chỉnh cụ thể bởi pháp luật thương mại, pháp luật về môi trường cũng như nhiều văn bản quy phạm khác. Vậy làm sao để hiểu thế nào là nhập khẩu thép và những vấn đề liên quan xoay quanh về nhập khẩu thép như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng về nhập khẩu thép hiện nay

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11 năm 2023, cả nước nhập khẩu gần 675.800 tấn sắt thép các loại, kim ngạch đạt gần 493 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến 15-11, Việt Nam nhập khẩu hơn 11,3 triệu tấn sắt thép các loại, kim ngạch đạt gần 9 tỷ USD, tăng 9% về lượng nhưng giảm 17% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Như vậy, có thể thấy ràng, hoạt động nhập khẩu sắt thép vô cùng phổ biến và diễn ra với quy mô lớn trên thị trường Việt Nam.

Các quy định liên quan đến nhập khẩu thép

II. Các quy định liên quan đến nhập khẩu thép

1. Thế nào là nhập khẩu thép

Nhập khẩu sắt thép là hoạt động mua, vận chuyển sắt thép từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Nhập khẩu sắt thép có thể là hoạt động nhập khẩu sắt thép mới hoặc nhập khẩu sắt thép đã qua sử dụng.

Nhìn chung, có thể hiểu nhập khẩu sắt thép là hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu trong quá trình kinh doanh, thương mại.

Thủ tục nhập khẩu thép

2. Thủ tục nhập khẩu thép

Thủ tục nhập khẩu sắt thép được quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 như sau:

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

  • Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan. Sau khi có tờ khai hải quan thì có thể đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng trên hệ thống một cửa quốc gia. 
  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

  • Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước làm thủ tục nhập khẩu phù hợp.Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và chịu phí phạt từ phía hải quan.

Bước 3. Thông quan hàng hóa

  • Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. 

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

III. Các thắc  mắc thường gặp liên quan đến nhập khẩu thép

1. Có đượ c nhập khẩu thép là phế liệu từ nước ngoài không?

Theo Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất gồm 5 nhóm phế liệu sau đây:

- Nhóm 1: Phế liệu sắt, thép, gang.

- Nhóm 2: Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic).

- Nhóm 3: Phế liệu giấy.

- Nhóm 4: Phế liệu thủy tinh.

- Nhóm 5: Phế liệu kim loại màu.

Như vậy, pháp luật cho phép nhập khẩu thép là phế liệu từ nước ngoài nhằm mục đích làm nguyên liệu sản xuất.

2. Nhập khẩ u thép phải chịu các loại thuế gì?

Đối với mặt hàng thép chia làm 2 chủng loại: thép chịu thuế tự vệ và không chịu thuế tự vệ. Những loại thép không chịu thuế tự vệ chính là thép nguyên liệu: là thép ở dạng thô, những loại chịu thuế tự vệ là thép thành phẩm: là các sản phẩm gần như thành phẩm hoặc đã là thành phẩm như thép thanh, thép cuộn, thép chữ H …

  • Đối với Thép nguyên liệu:  Bao gồm thuế nhập khẩu, thuế VAT.
  • Đối với Thép thành phẩm:  Bao gồm thuế nhập khẩu, thuế VAT và cả thêm thuế tự vệ hoặc thuế chống bán phá giá.

3. Nhập khẩu thép là phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất thì phải ký quỹ bảo vệ môi trường bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất như sau:

“Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

...

2. Khoản tiền ký quỹ bảo bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:

Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:

Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.”

Như vậy, số tiền phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu sắt thép phế liệu từ ngoài sẽ căn cứ dựa vào khối lượng sắt thép mà công ty bạn nhập khẩu, cụ thể:

  • Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
  • Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
  • Khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;

4. Phế liệu thép nhập khẩu khi được phân loại và làm sạch cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTNMT có quy định về quy phân loại và làm sạch phế liệu sắt, thép nhập khẩu như sau:

"2.1. Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu:

2.1.1. Phế liệu sắt, thép nhập khẩu bao gồm một hoặc một số khối hàng phế liệu sắt, thép đã được phân loại riêng biệt theo từng mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2.1.2. Phế liệu sắt, thép nhập khẩu ở dạng rời hoặc được buộc thành bó; ép thành khối, cục hay đóng thành kiện và bánh, trừ các loại quy định tại Mục 2.3.1 của Quy chuẩn này.

2.1.3. Từng khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu phải được sắp xếp tách riêng trong lô hàng hoặc công ten nơ nhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra tại địa điểm đăng ký kiểm tra theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Trong mỗi khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu được phép lẫn lượng phế liệu sắt, thép có mã HS khác (thuộc Danh mục phế liệu sắt, thép được phép nhập khẩu) so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu. Tỷ lệ khối lượng phế liệu sắt, thép có mã HS khác không vượt quá 20% tổng khối lượng của khối hàng phế liệu sắt, thép nhập khẩu.

2.1.5. Phế liệu sắt, thép nhập khẩu phải được loại bỏ các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu cụ thể tại Mục 2.3 và Mục 2.4."

Theo đó, quá trình phân loại và làm sạch phế liệu sắt, thép nhập khẩu cần thực hiện đúng theo quy định trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp  lý liên quan đến nhập khẩu thép

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề nhập khẩu thép. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan