Dưới sự biến động của thị trường, nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, chậm phát triển, dẫn tới doanh nghiệp không còn khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính và lâm vào tình trạng phá sản. Phá sản công ty cổ phần là tình trạng của công ty cổ phần mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn các vấn đề về phá sản công ty cổ phần.
Dịch bệnh Covid diễn ra, tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, 5 tháng đầu năm 2023, cả nước có tới 88.000 doanh nghiệp phá sản, chờ giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Như vậy trung bình mỗi tháng có hơn 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là một con số đáng báo động gây ảnh hưởng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Công ty cổ phần phá sản khi đáp ứng hai điều kiện sau:
Phá sản là phương thức chấm dứt hoạt động doanh nghiệp. Pháp luật đã có những quy định cụ thể về thủ tục phá sản. Để tuyên bố phá sản công ty cổ phần cần chuẩn bị và thực hiện một số bước sau:
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hồ sơ mở thủ tục phá sản sẽ phụ thuộc vào đối tượng yêu cầu bao gồm: đối với chủ nợ; đối với người lao động, đại diện công đoàn; đối với công ty cổ phần mất khả năng thanh toán; đối với cổ đông, nhóm cổ đông.
Trình tự mở thủ tục phá sản:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần
Bước 2: Xem xét, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ Tòa án sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản. Trong trường hợp chưa hợp lệ, Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn. Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc từ chối sửa đổi, bổ sung đơn...thì Tòa án sẽ trả lại đơn.
Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lại nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Sau đó tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn.
Bước 3: Tiến hành mở thủ tục phá sản
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản phải gửi thông báo đến những người có liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản tuyên bố giao dịch vô hiệu, tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng...
Bước 4: Tổ chức hội nghị chủ nợ
Triệu tập Hội nghị chủ nợ (Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất).
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02 (Hội nghị chủ nợ lần thứ hai).
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh
Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 5: Ra quyết định và thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản là doanh nghiệp chính thức chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý và được quy định tại Điều 108, Điều 109, Điều 130 Luật phá sản 2014:
Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật phá sản 2014, khi công ty cổ phần nợ lương nhân viên quá 03 tháng thì nhân viên, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty cổ phần mà họ đã làm việc.
Điều 130 Luật phá sản 2014 quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Theo đó, chủ công ty cổ phần sẽ bị tòa án xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
Điều 42 Luật phá sản 2014 quy định quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 Luật phá sản 2014.
Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia thanh toán khi doanh nghiệp phá sản là:
Trên đây là thông tin về phá sản công ty cổ phần mà NPLaw cung cấp. Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề phá sản doanh nghiệp nói chung về phá sản công ty cổ phần nói riêng, quý độc giả hãy liên hệ tới NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý độc giả giải quyết vấn đề nhanh chóng và phù hợp.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn