Để có thể duy trì hoạt động của website về lâu dài, chủ website cần phải sử dụng đến dịch vụ hosting. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về dịch vụ hosting qua bài viết dưới đây nhé.
Cùng NPLaw tìm hiểu về dịch vụ hosting qua nội dung dưới đây nhé.
Hosting cung cấp cho người dùng một không gian vật lý và các tài nguyên kỹ thuật cần thiết để website của họ có thể được truy cập bởi tất cả mọi người.
Dịch vụ hosting là giải pháp giúp người dùng dịch vụ có thể lưu trữ trang web trên Internet, cho phép người dùng khác truy cập vào nội dung đó bất cứ lúc nào. Có nhiều loại hosting để phù hợp với nhu cầu khác nhau.
Căn cứ theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Theo đó, trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ hosting thì doanh nghiệp không bắt buộc lập hợp đồng bằng văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia thì nên lập hợp đồng bằng văn bản khi giao dịch dịch vụ hosting.
Kinh doanh dịch vụ hosting
Dưới đây là một số đơn vị cung cấp dịch vụ hosting uy tín hiện nay:
Dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định pháp luật về dịch vụ hosting hiện nay.
Một trong những quyền cơ bản của công dân và bảo vệ thông tin cá nhân. Quyền này đã được Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và một số văn bản pháp luật chuyên ngành ghi nhận. Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”
Theo Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” hay “Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.”
Khoản 5 Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có nghiêm cấm hành vi:
“Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.”
Như vậy, hiện nay thông tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ hosting được pháp luật bảo vệ để hạn chế những thiệt hại, rủi ro xấu có thể xảy ra khi thông tin bị đánh cắp.
Quy định về dịch vụ hosting
Khi giao kết hợp đồng dịch vụ hosting, các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, đồng thời ghi nhận cụ thể trong hợp đồng. Căn cứ theo quy định từ Điều 515 đến Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
2.1 Đối với bên sử dụng dịch vụ
- Cung cấp thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
- Trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
- Yêu cầu thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên cung ứng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
2.2 Đối với bên cung ứng dịch vụ
- Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
- Bảo quản và phải giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
- Báo ngay nếu thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
- Bảo mật thông tin, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
- Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Một số thắc mắc liên quan đến dịch vụ hosting sẽ được NPLaw giải đáp qua nội dung dưới đây.
Trường hợp thông tin cá nhân của khách hàng không được bảo mật, rò rỉ ra bên ngoài thì có thể bị khởi kiện và bồi thường tổn thất tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.
Căn cứ theo Điều 24 Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng (đang được lấy ý kiến và chờ Chính phủ ban hành) quy định như sau:
- Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng
- Đối với hành vi vi phạm từ lần 2 trở lên đối với các quy định như đã nêu trên thì bị áp dụng mức phạt tiền tới 5% tổng doanh thu năm tài chính liền trước tại Việt Nam.
Ngoài mức phạt còn có các hình thức phạt bổ sung ra, đối tượng vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 24.
Trong trường hợp kinh doanh dịch vụ hosting làm mất dữ liệu khách hàng nếu hai bên có thỏa thuận hợp đồng dịch vụ với nhau thì bồi thường theo mức đã thỏa thuận ban đầu.
Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
…
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.”
Theo đó, nếu hai bên không thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường thì Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và quyết định mức độ bồi thường.
Khi kinh doanh dịch vụ hosting, để hạn chế rủi ro cần lưu ý đảm bảo yếu tố bảo mật thông tin khách hàng. Ngoài ra, cần đào tạo để có đội ngũ nhân lực chuyên môn cao, chuẩn bị máy chủ với cấu hình đạt chất lượng đảm bảo và một chi phí bỏ ra để thuê chỗ đặt các máy chủ ở các trung tâm dữ liệu và thuê leased line (đường truyền riêng biệt).
Khách hàng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 520 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.”
Hãng Luật NPLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp lý về hợp đồng và không gian mạng luôn được Quý khách hàng tin tưởng. Chúng tôi cung cấp đến Quý khách hàng các dịch vụ trọn gói như:
Trên đây là nội dung giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng về dịch vụ hosting. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với NPLaw để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn