Con người khi sinh ra, đều phải làm giấy khai sinh. Doanh nghiệp cũng vậy, khi mới thành lập, doanh nghiệp cũng sẽ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một văn bản dùng để định danh, phân biệt với các doanh nghiệp khác. Khi muốn thành lập một doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp luôn phải thực hiện các thủ tục để đề nghị cấp giấy này, nhưng không nhiều người biết rõ ràng về các quy định pháp về loại giấy này. Bài viết dưới đây, NP LAW sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đặc biệt quan trọng này.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” – ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp. Hiện nay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp”.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Luật doanh nghiệp năm 2020 những điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Căn cứ vào Điều 28 Luật doanh nghiệp năm 2020, nội dung chủ yếu của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử;
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do bị mất thì doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 212 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
Theo quy định tại Khoản 8, Điều 16 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 9 Điều 15 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp thì Phòng đăng ký kinh doanh cũng có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp khi thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Khi thay đổi các nội dung sau đây thì phải báo với cơ quan đăng ký:
“1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân”.
Như vậy, qua các phân tích trên thì doanh nghiệp được phép thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phải báo với cơ quan có thẩm quyền.
Dưới đây là những khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hiện nay, các quy định về doanh nghiệp rất phức tạp và thường xuyên thay đổi, trong đó có thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy bạn, để tiết kiệm thời gian, bạn cần phải lựa chọn cho mình được cơ sở thực hiện thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp uy tín và chất lượng. NP LAW là một sự lựa chọn uy tín, chất lượng hàng đầu. Ngoài ra đảm bảo bạn sẽ hoàn toàn hài lòng về chi phí dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
Nếu bạn đọc còn thắc mắc và muốn tư vấn rõ hơn về Giấy phép đăng ký kinh doanh hãy liên hệ ngay với NP LAW.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn