Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, vì vậy mà nhu cầu vận chuyển và kho bãi cũng ngày càng nhiều, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng tăng lên đáng kể. Khi muốn kinh doanh dịch vụ logistics thì doanh nghiệp cần phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ bàn luận một số vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, thương nhân trong nước kinh doanh dịch vụ logistic phải là doanh nghiệp và cần đáp ứng các điều kiện sau:
Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó
Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh đối với thương nhân trong nước còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
Theo quy định tại Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics gồm những giấy tờ sau:
Theo quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics gồm 3 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như trênBước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Nộp trực tuyến qua cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp
Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh logistics tại Phòng đăng ký kinh doanh
Nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh dịch vụ logistics nếu đáp ứng được điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ logistics ra sao?
Theo quy định tại Điều 236 Luật thương mại 2005, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Theo quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP thì chỉ có thương nhân mới được phép kinh doanh dịch vụ logistics nếu đủ điều kiện kinh doanh.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics
NPLaw cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ làm giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics. NPLaw sẽ thực hiện công việc theo ủy quyền của khách hàng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với những nội dung công việc sau:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giấy phép kinh doanh dịch vụ logistics. Nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng với liên hệ ngay với NPLaw. Là một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, đất đai, giấy phép con…NPLaw tự tin có thể giải đáp và hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn kịp thời và hiệu quả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn