Những điều cần biết về hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp

Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp là mô hình kinh tế tập thể ngày càng phổ biến ở Việt Nam, không chỉ trong sản xuất mà còn trong chế biến, tiêu thụ và các dịch vụ liên quan. Mô hình này không chỉ giúp các xã viên cải thiện đời sống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, việc thành lập và hoạt động của hợp tác xã phải tuân theo các quy định pháp luật cụ thể, từ hồ sơ đăng ký, nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, đến cơ chế hoạt động và quản lý. Bài viết này sẽ tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp, giải đáp các thắc mắc thường gặp và giới thiệu dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu để hỗ trợ hợp tác xã phát triển bền vững và hiệu quả.

Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng Nplaw tìm các vấn đề liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp nhé!

I. Tìm hiểu về hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp

Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp là mô hình hợp tác giữa các thành viên sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác xã này không chỉ hoạt động trong sản xuất mà còn trong chế biến, tiêu thụ và các dịch vụ liên quan, nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống của xã viên.

II. Quy định pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp

1. Hiểu như thế nào về hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp?

Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT. Theo đó, hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp là hợp tác xã hoạt động trên cơ sở kết hợp từ hai hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các hoạt động của các loại hợp tác xã như:

  • Hợp tác xã trồng trọt
  • Hợp tác xã chăn nuôi
  • Hợp tác xã lâm nghiệp
  • Hợp tác xã thủy sản
  • Hợp tác xã diêm nghiệp
  • Hợp tác xã nước sạch nông thôn

Mục tiêu của hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp là tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, cải thiện lợi ích kinh tế cho các xã viên, kết nối các hoạt động sản xuất và tiêu thụ, đồng thời phát triển cộng đồng nông dân trong các lĩnh vực đa dạng của ngành nông nghiệp.

2. Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp được đánh giá theo các tiêu chí nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, hợp tác xã nông nghiệp được đánh giá theo 06 tiêu chí sau:

  • Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của hợp tác xã;
  • Lợi ích của các thành viên hợp tác xã;
  • Vốn hoạt động của hợp tác xã;
  • Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng;
  • Hợp tác xã được khen thưởng trong năm;
  • Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã.

3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp thế nào?

  1. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp

Theo khoản 2 Điều 23 Luật Hợp tác xã 2012, hồ sơ đăng ký hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp bao gồm các tài liệu sau:

(i) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

(ii) Điều lệ hợp tác xã, bao gồm các quy định về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã.

(iii) Phương án sản xuất, kinh doanh, nêu rõ kế hoạch và các mục tiêu hoạt động.

(iv) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

(v) Nghị quyết hội nghị thành lập, là văn bản thể hiện sự đồng thuận của các thành viên về việc thành lập hợp tác xã.

  1. Thủ tục đăng ký hợp tác xã nông nghiệp

* Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

- Người có thẩm quyền đăng ký cần có:

  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; 
  • Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài).

- Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau:

  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài);
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:

  • Có đủ giấy tờ theo quy định;
  • Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
  • Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã;
  • Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tài chính - Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã

- Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

 

*Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.

- Trường hợp người được cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký hợp tác xã theo quy định ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký hợp tác xã, thì người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

- Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

+ Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;

+ Các thông tin đăng ký hợp tác xã được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử;

+ Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng

 

- Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau:

+ bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài);

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

- Thời hạn để hợp tác xã sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử là 60 ngày kể từ ngày Phòng Tài chính - Kế hoạch ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ hủy hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, cá nhân có thẩm quyền đăng ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân có thẩm quyền ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hợp tác xã phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.

III. Một số thắc mắc về hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp

1. Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp hoạt động dưới 12 tháng thì có được tự chấm điểm và xếp loại không?

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT, Hợp tác xã mới thành lập và sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng trong năm thì không tự chấm điểm và xếp loại, vì chưa đủ dữ liệu hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh để có thể đánh giá hiệu quả.

2. Xã viên hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, hợp tác xã cũng là chủ thể thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu có thuê mướn, sử dụng người lao động theo hợp đồng lao động. 

Như vậy nếu xã viên thực hiện ký hợp đồng lao động với hợp tác xã thì xã viên đó phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngược lại, nếu cá nhân chỉ làm xã viên hợp tác xã, không phải là người làm việc theo hợp đồng lao động thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Hợp tác xã 2012, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã có trụ sở chính. Cơ quan này chịu trách nhiệm xác minh tính hợp pháp của hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận hợp pháp theo quy định pháp luật.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp

Với tính chất đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp, việc tuân thủ pháp luật và vận hành hiệu quả đòi hỏi sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia pháp lý. Dịch vụ tư vấn pháp lý bao gồm:

  • Tư vấn soạn thảo điều lệ và phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật
  • Tư vấn xử lý tranh chấp và giải quyết vấn đề pháp lý
  • Giải đáp thắc mắc về quyền và nghĩa vụ của thành viên, đóng bảo hiểm xã hội, và các vấn đề pháp lý khác.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề liên quan đến hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp. Chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả, bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan