NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LIÊN KẾT GIÁO DỤC

Liên kết giáo dục mở ra cơ hội cho học viên tiếp cận với đa dạng nguồn tri thức từ các môi trường học tập khác nhau, giúp họ phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng. Thông qua việc kết nối các chương trình, học viên có thể học hỏi kinh nghiệm và phương pháp từ nhiều nền giáo dục. Điều này không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn mà còn giúp học viên mở rộng tầm nhìn và thích nghi tốt hơn với môi trường quốc tế.

I. Thực trạng liên quan đến liên kết giáo dục

Hiện nay, liên kết giáo dục giữa các trường đại học trong nước và quốc tế đang trở nên phổ biến hơn nhờ nhu cầu học tập đa dạng và sự phát triển của hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khó khăn như sự chênh lệch về chất lượng giảng dạy, phương pháp giáo dục, và yêu cầu đầu vào giữa các quốc gia. Một số chương trình liên kết chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động, dẫn đến tình trạng học viên gặp khó khăn trong việc áp dụng kiến thức vào công việc. Ngoài ra, chi phí cao của các chương trình quốc tế cũng là trở ngại cho nhiều học viên trong việc tiếp cận những chương trình liên kết chất lượng.

II. Các quy định liên quan đến liên kết giáo dục

1. Thế nào là liên kết giáo dục?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, liên kết giáo dục là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục tích hợp 

Theo quy định tại Điều 1.1.a Nghị định 124/2024/NĐ-CP (sửa đổi Điều 2.4 Nghị định 86/2018/NĐ-CP), "liên kết giáo dục" là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài để thực hiện chương trình giáo dục tích hợp.

Được hiểu là việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với các tổ chức giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình giáo dục tích hợp. Quy định này tập trung vào việc các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế kết hợp với nhau để cung cấp các chương trình đào tạo kết hợp giữa hai hệ thống giáo dục, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn của cả hai quốc gia.

 

Thế nào là liên kết giáo dục?

Như vậy, liên kết giáo dục là sự hợp tác giữa các cơ sở giáo dục, như trường học, đại học, hoặc tổ chức giáo dục, trong cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia khác nhau. Mục tiêu của liên kết giáo dục là tận dụng thế mạnh của từng bên để cung cấp chương trình đào tạo chất lượng, đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của học viên. Liên kết này thường bao gồm việc chia sẻ tài nguyên, chương trình đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên và cấp bằng liên kết nhằm mở rộng cơ hội học tập và hội nhập quốc tế cho người học.

2. Điều kiện cần để liên kết giá o dục

Điều kiện để thực hiện liên kết giáo dục được quy định cụ thể tại Điều 6 của Nghị định 124/2024/NĐ-CP, sửa đổi Điều 2.4 Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Cụ thể, điều này quy định về các tiêu chí đối với các bên tham gia liên kết giáo dục, bao gồm yêu cầu đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông tại Việt Nam, cũng như các tổ chức giáo dục nước ngoài.

  • Đối với bên Việt Nam: Các cơ sở giáo dục phải là cơ sở tư thục, được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Đối với bên nước ngoài: Cơ sở giáo dục phải có ít nhất 5 năm hoạt động hợp pháp, có chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục và không vi phạm pháp luật của nước sở tại.

Theo Điều 7, Điều 8 của Dự thảo: Điều kiện cần để liên kết giáo dục gồm điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện về đội ngũ án bộ, giáo viên, nhân viên.

* Điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại Điều 7 Dự thảo được hiểu như sau:

Điều kiện cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục thực hiện liên kết giảng dạy chương trình tích hợp:

-        Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

   + Phải đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đảm bảo yêu cầu của chương trình tích hợp do UBND TP. Hà Nội quy định.

   + Quy mô tổ chức: Không quá 20 nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

   + Số lượng trẻ theo từng độ tuổi: Nhóm 13-24 tháng có 10-20 trẻ, nhóm 25-36 tháng là 25 trẻ, lớp mẫu giáo 3-4 tuổi là 25 trẻ, lớp 4-5 tuổi là 30 trẻ, và lớp 5-6 tuổi là 35 trẻ.

   + Số giáo viên trên mỗi nhóm, lớp: 3-4 giáo viên.

-        Đối với cơ sở giáo dục tiểu học:

   + Cơ sở vật chất và thiết bị phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu và phù hợp với yêu cầu chương trình tích hợp của UBND TP. Hà Nội.

   + Số học sinh trên mỗi lớp: Không quá 30 học sinh.

-        Đối với cơ sở giáo dục trung học:

   + Cơ sở vật chất và thiết bị phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu và đáp ứng yêu cầu chương trình tích hợp của UBND TP. Hà Nội.

   + Số học sinh trên mỗi lớp: Không quá 35 học sinh.

* Điều kiện về đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên quy định tại Điều 8 Dự thảo được hiểu như sau:

Điều kiện về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cho cơ sở giáo dục thực hiện liên kết giáo dục:

-        Số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên:

+ Phải bố trí giáo viên đủ số lượng theo quy định, đảm bảo cơ cấu hợp lý theo từng môn học, trong đó ít nhất 30% giáo viên có trình độ cao hơn chuẩn.

+ Giáo viên trực tiếp dạy các môn trong chương trình tích hợp phải có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 5 theo Khung năng lực 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương, đồng thời phải có kỹ năng tin học đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

- Đối với giáo viên là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cần có trình độ tương ứng với yêu cầu đào tạo của Luật Giáo dục 2019 và đáp ứng năng lực ngoại ngữ, tin học cho việc giảng dạy.

-        Chế độ làm việc của giáo viên:

+ Áp dụng chế độ làm việc theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học mầm non và phổ thông.

-        Chính sách tiền lương và phụ cấp:

+ Thực hiện theo quy định của Chính phủ. UBND TP. Hà Nội xây dựng và bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đội ngũ giáo viên.

-        Tuyển dụng và đào tạo giáo viên:

+ UBND TP. Hà Nội thực hiện hoặc phân cấp cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong việc tuyển dụng, bố trí, đào tạo, và bồi dưỡng giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, đảm bảo chất lượng và phù hợp với yêu cầu thực tế.

-        Ký hợp đồng với giáo viên nước ngoài:

+ Các cơ sở giáo dục có thể ký hợp đồng lao động với giáo viên người nước ngoài theo quy định của Việt Nam.

3. Hồ sơ, thủ tục đề  nghị liên kết giáo dục

* Hồ sơ liên kết giáo dục theo quy định tại Điều 9 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài (theo Mẫu số 01).
  • Thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên, nêu rõ các trách nhiệm về chương trình, tài liệu học tập, giảng dạy, giáo viên, cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá và tài chính.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết (quyết định thành lập cơ sở giáo dục).
  • Chương trình giáo dục nước ngoài và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện.
  • Văn bản thuyết minh về tích hợp chương trình giáo dục.
  • Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài.
  • Đề án thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài (theo Mẫu số 02), bao gồm các nội dung như sự cần thiết, giới thiệu các bên liên kết, nội dung và cơ sở vật chất, tuyển sinh, văn bằng, học phí, tài chính, và quyền lợi của người học.

Các tài liệu này nhằm đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp và hiệu quả của việc liên kết giáo dục.

* Thủ tục liên kết giáo dục quy định tại Điều 10 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền và thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài được quy định như sau:

  • Thẩm quyền phê duyệt: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.
  • Thủ tục gửi hồ sơ: Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian thẩm định và phê duyệt:

Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong 5 ngày làm việc, Sở sẽ thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết.

Sau khi nhận kết quả thẩm định từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 5 ngày làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết định phê duyệt liên kết giáo dục hoặc trả lời lý do nếu không phê duyệt.

III. Các thắc mắc thường  gặp liên quan đến liên kết giáo dục

1. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ liên kết giáo dục?

Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ liên kết giáo dục được quy định tại Điều 10 Nghị định 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2024/NĐ-CP), thẩm quyền thuộc về: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.

2. Thời hạn liên kết giá o dục là bao lâu?

Thời hạn liên kết giáo dục quy định tại Điều 11 Nghị định 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2024/NĐ-CP) Nghị như sau: Thời hạn của liên kết giáo dục không quá 05 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.

3. Không đảm bảo điều kiện thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài thì cơ sở giáo dục bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 5 Điều 19 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài như sau:

Vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đảm bảo một trong các điều kiện thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo;

b) Gian lận để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo.

...

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động liên kết giáo dục, liên kết đào tạo từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

 Không đảm bảo điều kiện thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài thì cơ sở giáo dục bị xử phạt thế nào?

Theo quy định trên, cơ sở giáo dục không đảm bảo điều kiện thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Đồng thời cơ sở giáo dục này còn bị đình chỉ hoạt động liên kết giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm.

4. Ai có quyền phê duyệ t liên kết giáo dục với nước ngoài?

Thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục được quy định tại Điều 10Nghị định 86/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2024/NĐ-CP), thẩm quyền thuộc về Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài

5. Tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì có được gia hạn liên kết giáo dục không?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục

1. Việc gia hạn liên kết giáo dục phải được thực hiện trong thời hạn 06 tháng trước khi liên kết giáo dục hết thời hạn.

2. Điều kiện gia hạn:

a) Các bên liên kết thực hiện đúng quy định trong quyết định phê duyệt liên kết;

b) Không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh:

a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết trong thời gian được cấp phép;

c) Thỏa thuận hoặc Hợp đồng hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết, trong đó có thông tin theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

4. Thẩm quyền, thủ tục, phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh:

a) Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;

b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bưu điện đến cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;

d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định phê duyệt gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục; nếu liên kết giáo dục không được gia hạn hoặc điều chỉnh thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

Trường hợp điều chỉnh liên kết giáo dục trong đó có điều chỉnh chương trình giáo dục tích hợp thì thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Như vậy, theo khoản 2 Điều 12 Nghị định Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì một trong các điều kiện để được gia hạn liên kết giáo dục là tổ chức liên kết giáo dục phải không được vi phạm cả pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam. Do đó, cho dù tổ chức liên kết giáo dục vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam thì vẫn không được gia hạn liên kết giáo dục.

6. Cơ sở giáo dục mầm non tư thục có phải là đối tượng liên kết giáo dục không?

Theo Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP), đối tượng liên kết giáo dục bên Việt Nam gồm: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên, cơ sở giáo dục mầm non tư thục có thuộc đối tượng liên kết giáo dục.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến liên kết giáo dục

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về liên kết giáo dục. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng với liên hệ ngay với NPLaw. Là một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, giấy phép, giải quyết tranh chấp, hình sự, môi trường, NPLaw tự tin có thể giải đáp và hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn kịp thời và hiệu quả.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan