Hiện nay, các công ty đa cấp ngày càng phát triển và cũng ngày càng có nhiều người tham gia bán hàng đa cấp. Vậy người tham gia bán hàng đa cấp là những ai? Họ có trách nhiệm gì? Những câu hỏi này sẽ được NPLaw trả lời trong bài viết dưới đây.
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP định nghĩa về người tham gia bán hàng đa cấp như sau: “Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp”. Căn cứ theo quy định trên, có thể hiểu người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp cấm tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật, giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Điều 41 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người tham gia bán hàng đa cấp như sau:
Trên đây là những trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà người tham gia bán hàng đa cấp bắt buộc phải tuân theo. Nếu không làm hoặc làm trái thì sẽ bị xử phạt hành chính tùy vào hành vi vi phạm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì người tham gia bán hàng đa cấp sẽ được cấp thẻ thành viên nếu đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản và có cam kết bằng văn bản theo mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP .
Theo mẫu số 13 thì người tham gia bán hàng đa cấp phải cam kết những nội dung sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 40/2018/NĐ-CP thì thẻ thành viên bao gồm những nội dung sau:
Thẻ thành viên sẽ hết hiệu lực khi hợp đồng bán hàng đa cấp chấm dứt. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm công bố công khai việc chấm dứt hiệu lực của Thẻ thành viên trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp. Việc này tránh trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp đã chấm dứt hợp đồng mà vẫn dùng danh nghĩa của doanh nghiệp để bán hàng, thậm chí có những hành vi tổn hại đến doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thì có 9 mức phạt tiền đối với 9 nhóm hành vi vi phạm, trong đó nếu như các hành vi quy định tại khoản 5, 8, 9 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được thực hiện trên phạm vi từ 2 tỉnh, thành phố trung ương trở lên sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần mức quy định.
Một số hành vi vi phạm bị xử phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên;
b) Không xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp;
b) Tham gia bán hàng đa cấp khi không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;
c) Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
……”
Vì vậy những người tham gia bán hàng đa cấp cần lưu ý để tránh vi phạm dẫn đến bị xử phạt hành chính.
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, những người tham gia bán hàng đa cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp sẽ được doanh nghiệp bán hàng đa cấp đăng ký tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp do Bộ Công thương tổ chức. Hình thức này nhằm xác định xem những người tham gia đào tạo đã nắm vững kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp để có thể bán hàng đa cấp trên thực tế hay không. Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tới Bộ công thương, và người tham gia thi đạt kết quả sẽ được Bộ Công thương cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp trong vòng 15 ngày kể từ ngày thực hiện kiểm tra kiến thức pháp luật.
Điểm c Khoản 1 Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BCT quy định những trường hợp thu hồi xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp như sau:
c) Người được cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đào tạo với doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo cho Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo với người được cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Theo quy định trên thì trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị thu hồi xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp đã được cấp trước đó, nếu người này đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đào tạo với doanh nghiệp ( tức là đã chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp).
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về điều kiện đối với người bán hàng đa cấp:
2. Những trường hợp sau không được tham gia bán hàng đa cấp:
b) Người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật;
Theo quy định trên, nếu người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà có giấy phép lao động hoặc thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động vẫn được phép tham gia bán hàng đa cấp với người Việt Nam, nếu như người nước ngoài có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về người tham gia bán hàng đa cấp. Các cá nhân khi tham gia bán hàng đa cấp cần lưu ý và tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật để tránh những rủi ro không đáng có. Nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng với liên hệ ngay với NPLaw. Là một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, đất đai, giấy phép con… NPLaw tự tin có thể giải đáp và hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn kịp thời và hiệu quả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn