NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ MỚI NHẤT

Hiện nay, thanh lý hợp đồng dân sự rất phổ biến, đặc biệt là trong các giao dịch phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức. Vậy thanh lý hợp đồng dân sự là gì? Điều kiện, thủ tục thanh lý hợp đồng dân sự ra sao? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. Thanh lý hợp đồng dân sự là gì?

Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ được quy định trong các văn bản pháp lý trước đây, tuy nhiên đến khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì thuật ngữ “thanh lý” được sửa đổi thành “chấm dứt”.

Tuy pháp luật quy định là vậy nhưng hiện nay nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn sử dụng thuật ngữ “thanh lý hợp đồng” để nói về việc chấm dứt một giao dịch dân sự.

Thanh lý hợp đồng dân sự

Vậy có thể hiểu, “thanh lý hợp đồng dân sự” là việc chấm dứt một giao dịch dân sự cụ thể là hợp đồng, được thể hiện bằng văn bản sau khi các chủ thể hoàn tất một công việc nào đó đã được xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ký tên.

II. Điều kiện thanh lý hợp đồng

Pháp luật Việt Nam không quy định điều kiện thanh lý hợp đồng nhưng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi thanh lý hợp đồng cần đảm bảo:

  • Các bên đều bình đẳng, tự do, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm đối với các cam kết, thỏa thuận giữa các bên.
  • Các thỏa thuận, cam kết phải thực hiện một cách thiện chí, trung thực.
  • Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên.
  • Các thỏa thuận, cam kết không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

III. Thủ tục thanh lý hợp đồng dân sự

1) Trường hợp các bên thỏa thuận đồng ý thanh lý hợp đồng

Trường hợp này có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên nên khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng thì hai bên có thể thỏa thuận tiến tới thanh lý hợp đồng. Vì vậy, thủ tục thông báo để thanh lý hợp đồng khá đơn giản và không bị cưỡng ép của quy định về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.

Các bên sẽ soạn thư dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.

Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý.

 thanh lý hợp đồng dân sự 22) Trường hợp một bên đơn phương thanh lý hợp đồng

Khi một trong các bên tham gia hợp đồng đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ cần phải:

- Thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký trước đó.

-  Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ vào các quy định tại Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện đúng với quy định pháp luật.

IV. Một số thắc mắc thường gặp khi thanh lý hợp đồng

1) Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết thì như thế nào?

Trường hợp thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết thì hai bên có thể tự do thỏa thuận về thời điểm thanh lý hợp đồng. Nói cách khác, việc thanh lý hợp đồng có thể được thực hiện ngay cả khi hai bên chưa thực hiện hết các nghĩa vụ và quyền của mình.

Nếu trong hợp đồng không có điều khoản quy định về thanh lý hợp đồng, có thể hiểu thanh lý hợp đồng là trường hợp chấm dứt hợp đồng. Việc giải thích thanh lý có thể căn cứ vào thỏa thuận của hai bên.

Việc thanh toán được thực hiện sau thời điểm thực hiện thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này, hai bên không thỏa thuận cụ thể trong vòng bao nhiêu ngày sau thời điểm thanh lý hợp đồng thì bên mua phải trả tiền sau khi thanh lý hợp đồng.

2) Bị chủ nhà đòi thanh lý hợp đồng khi đang kinh doanh thì làm thế nào?

Căn cứ theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi thuê nhà để kinh doanh mà chưa hết hạn hợp đồng thì chủ nhà đòi thanh lý hợp đồng thì nên yêu cầu bên cho thuê nhà lập biên bản thanh lý hợp đồng.

- Trường hợp khi thỏa thuận thanh lý mà bên cho thuê nhà chịu trả tiền cọc và tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng thì có thể thương lượng và đồng ý cách giải quyết.

- Trường hợp khi thỏa thuận thanh lý mà bên cho thuê nhà không chịu trả tiền cọc và tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng hoặc khi đã đồng ý trả tiền cọc và tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng mà bên cho thuê không chịu kí hay kéo dài thời gian thì nên nộp đơn khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

V. Dịch vụ tư vấn thanh lý hợp đồng dân sự

Qua những thông tin NPLaw đã đề cập ở trên có thể thấy thanh lý hợp đồng dân sự chính là việc chấm dứt hợp đồng dân sự sau khi các chủ thể hoàn tất một công việc nào đó đã được xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó. Tuy nhiên do pháp luật không quy định cụ thể thanh lý hợp đồng dân sự nên sẽ có những trường hợp các bên có thể hiểu sai bản chất hoặc lợi dụng cho mục đích của bản thân, từ đó tạo nên những tranh chấp phát sinh không đáng có. Do đó để yên tâm hơn trong việc thực hiện các thủ tục thanh lý hợp đồng dân sự đảm bảo đầy đủ về mặt pháp lý, phần lớn khách hàng có xu hướng tìm đến các công ty luật có đầy đủ nghiệp vụ và chuyên môn để được tư vấn cũng như tiết kiệm thời gian, tiền bạc khi làm thủ tục. Hãng luật NPLaw là một trong những công ty Luật được nhiều khách hàng tin tưởng khi sử dụng các dịch vụ pháp lý, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các thủ tục thanh lý hợp đồng dân sự. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm về dịch vụ cũng như chi phí mà NPLaw cung cấp.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan