Ngày nay, doanh nghiệp đóng một vai rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, sẽ có những thời điểm doanh nghiệp gặp rủi ro, vì vậy cần có sự tổ chức lại cho phù hợp với tình hình thực tế để duy trì hoạt động của mình. Trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp thì tách doanh nghiệp là một thủ tục được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy thủ tục tách doanh nghiệp được quy định như thế nào, hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thủ tục tách doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành lập hoặc một số công ty cùng loại chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách theo trình tự quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020, thì doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
Hiện tại Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định các hình thức tách doanh nghiệp. Trong khi tại khoản 2 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về các phương thức tách công ty. Tuy nhiên, quy định này vô tình lại giới hạn quyền tự quyết định của các thành viên và cổ đông trong công ty khi tiến hành tách công ty. Bởi lẽ, việc tách công ty được diễn ra trên cơ sở là Nghị quyết tách công ty, và trong Nghị quyết sẽ xác định rõ nguyên tắc, cách thức và thủ tục tách công ty. Vì vậy, nguyên tắc, cách thức tách công ty sẽ do các chủ sở hữu của công ty toàn quyết quyết định và thống nhất. Đó là lý do Luật doanh nghiệp 2020 đã lược bỏ quy định về hình thức tiến hành tách công ty.
Đối với công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có). Cụ thể, công ty bị tách phải làm hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách. Hồ sơ được quy định tại Điều 61 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
Sau khi đã hoàn tất hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách phải lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với công ty được tách theo Điều 23, Điều 24 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
Bản sao các giấy tờ sau đây:
Thủ tục tách doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
Bước 1: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty.Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;
Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
Sau khi thực hiện tách, nếu có sự thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống, công ty bị tách thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tương ứng.
Về hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Căn cứ theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty bị tách gồm có:
Về trình tự, thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty bị tách:
Tách doanh nghiệp là một trong hình thức thay đổi cơ cấu trong Bộ luật lao động. Vì vậy, khi thực hiện tách doanh nghiệp, người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm tiếp tục sử dụng hết số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu không sử dụng hết thì phải xây dựng phương án sử dụng lao động cho phù hợp theo quy định tại Điều 44 Bộ Luật Lao động 2019. Nếu phải cho người lao động thôi việc thì doanh nghiệp phải trả cho người lao động trợ cấp mất việc làm để quyền lợi của người lao động vẫn được đảm bảo khi tách doanh nghiệp.
Theo điểm b khoản 2 Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định việc đăng ký thuế đối với tổ chức được tách như sau:
“Tổ chức được tách phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Thông tư này.”
Như vậy, doanh nghiệp bị tách vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Việc sau khi tách doanh nghiệp, ai là chủ sở hữu thì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể. Vì vậy điều này còn phụ thuộc vào nội dung trong nghị quyết họp hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông tự thỏa thuận, thống nhất công ty sau khi tách sẽ do những ai nắm giữ phần vốn góp thì những ng đó là chủ sở hữu.
Hiện nay có rất nhiều công ty luật/văn phòng luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục tách doanh nghiệp, trong đó NPLaw là công ty luôn đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm, chúng tôi luôn đảm bảo thực hiện thủ tục nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất. Công ty chúng tôi không chỉ tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục tách doanh nghiệp mà còn giúp khách hàng soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ tách doanh nghiệp, đại diện khách hàng tiến hành các thủ tục tách doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thủ tục tách doanh nghiệp mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn