NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP

Tôn giáo, tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nhờ có đức tin vào tôn giáo, con người ngày càng hướng đến hoàn thiện bản thân và xây dựng cho mình lối sống tốt đẹp phù hợp với tôn giáo mà mình đang tin tưởng. Tuy nhiên, việc phát triển lớn mạnh của các tôn giáo không thể tránh khỏi sự biến tướng và tình trạng một số đối tượng lợi dụng tôn giáo để truyền đạo trái phépMỗi tôn giáo có một văn hóa sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, các tôn giáo không chính thống, được tạo ra với các mục đích tuyên truyền các nội dung trái pháp luật hiện đang gây nhiều bức xúc và hệ quả khôn lường. Pháp luật quy định như thế nào về việc truyền đạo trái pháp luật? Quý Khách hàng hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây. 

A. Cơ sở pháp lý

1. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự);

2. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016 (sau đây gọi là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016);

3. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

B. Nội dung tư vấn

I. Thế nào là truyền đạo trái phép

Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng không có định nghĩa về truyền đạo trái phép. Pháp luật cho phép các tôn giáo được tổ chức các hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.

Trong đó, sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Các hoạt động này được tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Vậy những cuộc truyền đạo, hoạt động tôn giáo nằm ngoài sự cho phép của pháp luật, mang yếu tố đi ngược lại với những mục đích tích cực của tôn giáo chính thống, có dấu hiệu của những hành vi trái pháp luật sẽ được hiểu là truyền đạo trái phép.

II. Thực trạng về truyền đạo trái phép hiện nay

Thời gian gần đây, trên địa bàn của một số tỉnh, thành tại Việt Nam xuất hiện các tà đạo được tổ chức dưới danh nghĩa hội thánh, hội từ thiện, hội vì sức khỏe cộng đồng nhằm lôi kéo, dụ dỗ, tập hợp nhiều người để truyền đạo trái phép.

“Hội Thánh đức chúa trời mẹ” là một ví dụ điển hình du nhập từ nước ngoài của tà đạo đang gây nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội. Nguy hiểm hơn là khi đã bị lệ thuộc vào giáo lý của các tà đạo đó, người lao động sẽ bỏ việc làm để cơ cầu sự che chở, ban phát của đức chúa trời; học sinh, sinh viên bỏ học tập để cầu mong sự ban phát cứu rỗi linh hồn của đấng siêu nhiên.  

Các tổ chức tôn giáo thực hiện truyền đạo trái phép gây mất an ninh, trật tự xã hội. Một số tổ chức lợi dụng truyền đạo để tuyên truyền nội dung chống phá Đảng và Nhà nước, kích động người tham gia thực hiện hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, người tham gia các cuộc truyền đạo trái phép sẽ mất thời gian, sức khỏe, của cải và có khả năng gây nguy hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, các cuộc truyền đạo trái phép cần phải được xử lý nghiêm minh.

III. Truyền đạo trái phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

  • Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, vẫn chỉ có dự thảo Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo, chưa có văn bản chính thức. Trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP tại điểm c khoản 4 Điều 7 có quy định về hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp đôi đối với tổ chức. Hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. 

IV. Quy định về cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp

Theo quy định tại Điều 46 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp như sau:

  • Trước khi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị, tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, quy mô, thành phần tham dự cuộc lễ.

  • Trước khi giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản đề nghị nêu rõ họ và tên người đề nghị, nội dung, lý do, chương trình, thời gian, địa điểm thực hiện, thành phần tham dự. 
  • Thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp:
  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở một huyện trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
  2. Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự cho cuộc lễ, giảng đạo.

V. Giải đáp thắc mắc về truyền đạo trái phép

Xoay quanh vấn đề về truyền đạo trái phép có một số câu hỏi thường gặp được NPLaw giải đáp như sau:

1. Cán bộ, công chức truyền đạo khi đang thi hành công vụ có bị xử lý không?

Theo quy định tại Điều 65 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về xử lý cán bộ, công chức để xảy ra vi phạm như sau:

Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  • Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
  • Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. 

2. Truyền đạo trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự người nào lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì phạt tù 02 năm đến 07 năm. 

Cùng với đó, hành vi dụ dỗ, lôi kéo mọi người tham gia trở thành tín đồ trái với mong muốn của họ, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ, đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

Theo đó, người nào dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì mức hình phạt cao nhất là phạt tù 01 năm.

Đặc biệt, trường hợp phạm tội có tổ chức, hoặc phạm tội 02 lần trở lên, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có thể bị phạt tù 01 năm đến 03 năm.

VI. Khi phát hiện hành vi truyền đạo trái phép cần làm gì?

Mọi người khi phát hiện hành vi truyền đạo trái phép cần thực hiện những việc sau:

  • Tuyệt đối không bao che hoặc tham gia vào cuộc truyền đạo trái phép vì đây là hành vi trái pháp luật;
  • Liên hệ đến những cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý;
  • Trường hợp bản thân hoặc người thân là nạn nhân của các tổ chức tôn giáo hoạt động trái phép và đã có thiệt hại, Quý Khách hàng có thể liên hệ Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được hướng dẫn giải quyết vụ việc.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp