NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý CỦA HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Sự phát triển của nền du lịch, nhu cầu du lịch của mọi người ngày một gia tăng cùng với sự hình thành nhiều mô hình, quy mô khác nhau. Vì vậy, việc lập một hợp đồng đánh dấu quyền và nghĩa vụ giữa các bên có vai trò quan trọng. Cho nên, hợp đồng dịch vụ lữ hành là dấu mốc đánh dấu sự xác lập đó. Qua đó, chúng ta cần tìm hiểu về những điều cần chú ý của hợp đồng dịch vụ lữ hành từ đó mà rút ra những kinh nghiệm và rủi ro không đáng có.

I. Giới thiệu về hợp đồng dịch vụ lữ hành

1.1. Hợp đồng dịch vụ lữ hành là gì?

  Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 Luật Du lịch 2017, hợp đồng dịch vụ du lịch lữ hành được hiểu như sau:

“ Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.”

Hợp đồng dịch vụ du lịch lữ hành có vai trò quan trọng đối với khách hàng và bên cung cấp dịch vụHợp đồng dịch vụ du lịch lữ hành có vai trò quan trọng đối với khách hàng và bên cung cấp dịch vụ

Như vậy, ta có thể hiểu hợp đồng dịch vụ du lịch là văn bản xác lập giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch dựa trên thỏa thuận của hai bên.

1.2. Vai trò của hợp đồng dịch vụ lữ hành

Hợp đồng dịch vụ lữ hành có vai trò quan trọng trong quá trình xác lập thỏa thuận giữa hai bên. Từ những vấn đề rủi ro xảy ra trong hoặc đang quá trình xác lập hợp đồng dịch vụ lữ hành, qua đó mà ta có thể xác định quyền hạn và nghĩa vụ các bên để xử lý tình huống đó, tránh những thiệt hại không đáng có.

II. Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dịch vụ lữ hành

Các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dịch vụ lữ hành được quy định cùng với nguyên tắc phát triển nền du lịch ( tại Điều 4 Luật du lịch 2017):

- Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

- Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

III. Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ lữ hành

Nội dung hợp đồng lữ hành được quy định tại Khoản 3 Điều 39 Luật Du lịch 2017. Theo đó, hợp đồng lữ hành phải có các thông tin sau đây:

“a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;

b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;

d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;

đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.”

IV. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ lữ hành

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dịch vụ lữ hành là cần đầy đủ các nội dung theo Khoản 3 Điều 39 Luật du lịch 2017 gồm: số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, hình thức cung cấp dịch vụ; giá trị của bản hợp đồng; các điều khoản quyền, nghĩa vụ…

/upload/images/thuong-mai/2.jpgHợp đồng dịch vụ lữ hành cần được lập thành văn bản

Một lưu ý liên quan đến hình thức của hợp đồng lữ hành đó là pháp luật hiện hành yêu cầu hợp đồng lữ hành luôn luôn phải được lập thành văn bản.

V. Các thắc mắc thường gặp của hợp đồng dịch vụ lữ hành

5.1. Hợp đồng dịch vụ lữ hành có cần phải công chứng không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. Trong đó các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng bao gồm: Hợp đồng về nhà ở ( Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014); Hợp đồng về quyền sử dụng đất (Điều 167 Luật Đất đai năm 2013); Hợp đồng về di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ (Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)…

Theo đó, hợp đồng dịch vụ lữ hành không nhất thiết phải công chứng vì không nằm trong danh mục hợp đồng bắt buộc phải công chứng, nếu bạn có nhu cầu có thể công chứng theo quy định pháp luật.

5.2. Đâu là nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng dịch vụ lữ hành

Nội dung quan trọng của hợp đồng dịch vụ lữ hành là: “Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng”

Hợp đồng dịch vụ du lịch giống như một văn bản pháp lý hợp pháp hóa hoạt động du lịch của doanh nghiệp và khách hàng trước pháp luật, giúp các thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và khách hàng được rõ ràng hơn. Hợp đồng dịch vụ du lịch quy định các điều khoản như: giá cả, phương thức thanh toán, nội dung chuyến đi, quyền và nghĩa vụ của nhân viên du lịch đối với khách hàng,...Từ đó, quyền hạn và trách nhiệm các bên trong hợp đồng dịch vụ lữ hành trở nên minh bạch, rõ ràng dựa trên quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

5.3. Làm sao để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình khi là một bên tham gia trong hợp đồng dịch vụ lữ hành

Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình khi là một bên tham gia trong hợp đồng dịch vụ lữ hành cần:

 - Tìm hiểu kỹ thông tin về dịch vụ du lịch, chuyến đi cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch.

- Thoả thuận và quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyến du lịch vào hợp đồng.

- Thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng về giá cả, nội dung chuyến đi, phương thức thanh toán nhằm minh bạch thông tin và làm minh chứng trước pháp luật trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

- Dự tính và thỏa thuận các vấn đề phát sinh có thể xảy ra và các trường hợp có thể làm thay đổi, chấm dứt hợp đồng trong chuyến đi.

5.4. Hợp đồng dịch vụ lữ hành có được thỏa thuận bằng miệng không hay bắt buộc phải bằng văn bản mới hợp lệ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật du lịch 2017 quy định: “Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản”. Vì vậy, Hợp đồng dịch vụ lữ hành bắt buộc phải bằng văn bản mới hợp lệ.

VI. Dịch vụ pháp lý liên quan đến hợp đồng dịch vụ lữ hành

Ngọc Phú Law với đội ngũ chuyên viên có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ chất lượng về dịch vụ du lịch lữ hành và uy tín nhất với giá cả hợp lý tới quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan