Trong thế giới hiện đại ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn uống, vui chơi ngày càng thiết thực. Trong đó nhà hàng cũng là một trong những mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn để phát triển. Tuy nhiên, cũng là loại hình kinh doanh thử thách và nhiều cạnh tranh. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc và chỉ cho bạn những lưu ý khi kinh doanh nhà hàng.
Ngày nay, có không ít những nhà hàng, khách sạn được mở ra và phát triển rộng rãi để đáp ứng được nhu cầu của khách như: dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, cùng vui chơi giải trí… Nhưng một khó khăn mà hoạt động kinh doanh nhà hàng ở Việt Nam hiện nay đang gặp phải đó là sự mất cân đối giữa cung và cầu. Vậy những nhà hàng kinh doanh cần làm gì để tồn tại trong hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt và vừa có lãi.
Kinh doanh nhà hàng là hoạt động bao gồm việc sản xuất bán và phục vụ ăn uống giải trí cho khách với mục đích thu lợi nhuận. Vậy kinh doanh nhà hàng chính là dịch vụ ăn uống.
Kinh doanh nhà hàng chính là quá trình vận hình bộ máy từ bộ phận quản lý, giám sát, lễ tân, nhân viên phục vụ, thu ngân,.. Mỗi bộ phận sẽ làm một nhiệm vụ khác nhau và được đào tạo theo quy trình đáp ứng đúng tiêu chuẩn dịch vụ của nhà hàng. Điều này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất và mang về nguồn doanh thu cho nhà hàng.
Mã ngành nghề dịch vụ ăn uống được quy định Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Các mã ngành dịch vụ ăn uống lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh hay đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
STT |
Mã ngành nghề |
---|---|
1 |
5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ cố định hoặc lưu động. Loại trừ: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ ăn được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác). |
2 |
5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống. Chi tiết: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách tại cửa hàng, quán nước, các loại hàng quán khác… trừ kinh doanh quán bar, quán giải khát có khiêu vũ và không hoạt động tại trụ sở |
3 |
5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng. |
4 |
5629: Dịch vụ ăn uống khác. Chi tiết: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể. |
5 |
4633: Bán buôn các loại đồ uống pha chế và đóng sẵn. |
Để kinh doanh nhà hàng dựa, cần có những giấy phép sau:
Thứ nhất, xin giấy phép kinh doanh có ngành nghề nhà hàng, quán ăn hoặc cung cấp thức ăn đồ uống:
+ Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
+ Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh
+ Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.
Thứ hai, có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng
Thứ ba, hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Thứ tư, hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá (Áp dụng trong trường hợp nhà hàng có kinh doanh thêm các mặt hàng này)
Hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh nhà hàng như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện
Căn cứ Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm : “Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý." Thời hạn cấp giấy chứng nhận là 03 năm kể từ ngày cấp.
Nếu mong muốn mở rộng quy mô sản xuất và mô hình kinh doanh thì lựa chọn đăng ký loại hình công ty là đúng đắn. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô địa phương nhỏ lẻ thì nên đăng ký hộ kinh doanh là lựa chọn phù hợp.
Căn cứ quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010 và quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ – CP đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Riêng trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện cần và đủ giúp nhà hàng hoạt động. Vậy ngoài Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì khi kinh doanh nhà hàng không cần xin thêm loại Giấy phép nào.
Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì nhà hàng trong khách sạn không yêu cầu có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn