NHỮNG ĐIỀU PHẢI BIẾT KHI THUÊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Lao động là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Pháp luật lao động hiện hành cũng đã hoàn thiện và bổ sung những quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng lao động và người lao động. Khi thuê người lao động, người sử dụng lao động có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Bài viết dưới đây của NPLaw phân tích những quy định của pháp luật về thuê người lao động

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng doanh nghiệp giảm đơn hàng, phải cho lao động nghỉ việc, giảm việc, song qua các phiên giao dịch việc làm, số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người lao động vẫn khá tốt, lên đến hàng nghìn lao động mỗi phiên.

Khi thuê người lao động vào làm việc, người sử dụng có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Pháp luật lao động quy định về vấn đề thuê người lao động tại Bộ luật lao động 2019 như sau:

Quy định pháp luật về vấn đề thuê người lao động

Khoản 1 Điều 6 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền của người sử dụng lao động như sau:

  • Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; 
  • Thành lập, gia nhận, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; 
  • Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể;
  • Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công;
  • Đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
  • Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
  • Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; 
  • Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn vệ sinh lao động; Xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Điều 8 Bộ luật lao động 2019 quy định về hành vi bị cấm khi thuê người lao động làm việc như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi thuê người lao động

  1. Phân biệt đối xử trong lao động

  2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động

  3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

  4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

  5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

  6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối, hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật. 

  7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Căn cứ Điều 148 Bộ luật lao động 2019 quy định về người lao động cao tuổi như sau: “3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.” Như vậy, theo quy định trên, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tuyển dụng người lao động cao tuổi làm việc. 

Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi, tuy nhiên người sử dụng lao động không được tuyển dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, cụ thể:

Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: “3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.” Như vậy, thông thường doanh nghiệp sẽ không được thuê người lao động cao tuổi để làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người đó. Tuy nhiên nếu đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn thì doanh nghiệp vẫn có thể thuê người lao động cao tuổi.

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động như sau: “2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Có bắt buộc ký hợp đồng khi thuê người lao động không?Bộ luật lao động 2019 quy định hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 

Như vậy, trước khi người lao động vào làm việc thì bắt buộc  người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Hiện nay, chưa có quy định nào cấm việc thuê người lao động là phụ nữ đang mang thai, cho nên doanh nghiệp có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo để người lao động được hưởng các quyền lợi sau đây. Bộ luật lao động 2019 đã dành một Chương X (từ Điều 135 đến Điều 142) đã dành những quy định riêng đối với lao động nữ.

  • Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ đi công tác xa trong thời gian mang thai
  • Được quyền chuyển công việc nhẹ hơn khi mang thai
  • Không bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đang mang thai, nghỉ thai sản
  • Được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian mang thai
  • Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mang thai
  • Có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng khi đang mang thai
  • Được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con
  • Được hưởng chế độ thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội
  • Không được xử lý kỷ luật mang thai, nghỉ thai sản.

Trên đây là thông tin về vấn đề thuê người lao động mà NPLaw gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thuê người lao động, vui lòng liên hệ đến NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.  

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú- Hãng Luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan