Pháp luật vốn là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, để một doanh nghiệp hoạt động tốt thì chắc chắn phải có sự giúp đỡ của các chuyên gia về luật. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tự tin phát triển. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải có sự giúp đỡ từ những người am hiểu sâu sắc về Luật Sở hữu trí tuệ để hoàn thành các thủ tục nhanh chóng nhất. Và bài viết này sẽ cung cấp kiến thức về Đại diện sở hữu công nghiệp, một trong những phương thức để thực hiện dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cho sản phẩm/dịch vụ của Quý Khách hàng.
NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG NHẤT VỀ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Hiện nay pháp luật chưa có một quy định cụ thể về khái niệm này. Dưới góc độ pháp lý thì chúng ta có thể hiểu như sau:
Đại diện sở hữu công nghiệp là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đó.
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022) bao gồm:
- Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
- Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Theo khoản 2 Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) thì đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp).
Xã hội không ngừng phát triển, các doanh nghiệp “mọc” lên ngày càng nhiều. Từ đó, những việc mà một doanh nghiệp cần làm để phát triển vượt bật là không hề ít. Chính vì điều đó mà doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ nhiệt tình và tâm huyết từ những chuyên gia. Và riêng đối với lĩnh vực sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần có một người bạn có thể giúp đỡ và tư vấn cho mình về vấn đề này. Bởi vì nếu doanh nghiệp tự mình nghiên cứu và thực hiện các thủ tục liên quan đến sở hữu công nghiệp thì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Cho nên, các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp ra đời là để đảm nhiệm sứ mệnh này.
Tại sao các doanh nghiệp cần có đại diện sở hữu công nghiệp
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 154 và Điều 155 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022), cụ thể như sau:
* Điều kiện tổ chức được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
* Điều kiện cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
- Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Vậy, cá nhân phải đạt những điều kiện như thế nào thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp?
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh; có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Không phải là công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
- Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Ngoài ra, cá nhân còn có thể được được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu thuộc trường hợp công dân Việt Nam là luật sư được phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thường trú tại Việt Nam thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh nếu đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Quy định về đại diện sở hữu công nghiệp
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022)
- Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Luật sư 2012)
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 12/2010/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi, bổ sung bởi thông tư số 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN) hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
- Quy định về áp dụng pháp luật
- Quy định về chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm
- Quy định về đại diện sở hữu công nghiệp
Như đã phân tích, đại diện sở hữu công nghiệp là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện đòi hỏi tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề. Theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 phân chia 02 nhóm lĩnh vực với điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác nhau:
- Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh;
- Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
- Tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng;
- Tư vấn các thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;
- Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Theo thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, tính từ ngày 30/06/2022, nước ta chỉ có 349 cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và có 294 tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Và NPLaw là một trong những tổ chức tư vấn về sở hữu công nghiệp uy tín và chất lượng. Với đội ngũ luật sư được đào tạo chuyên sâu và luôn nhiệt tình với khách hàng. NPLaw là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn