NHỮNG LƯU Ý KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Ngày nay, thị trường vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước ngày càng phát triển. Cùng với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay, các bên có nhu cầu vận chuyển hàng hóa ký kết với nhau hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Nhu cầu ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Vậy khi ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên cần có những lưu ý gì, pháp luật có những quy định như thế nào? Sau đây, hãy cùng NPLAW giải đáp vấn đề thắc mắc này cho quý khách hàng. 

I. Nhu cầu ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển là nhu cầu thiết yếu của sự phát triển kinh tế nhằm mục đích thay đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận chuyển. Trong kinh doanh thương mại vận chuyển hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng. Nói đến thương mại phải nói đến vận chuyển hàng hóa, thương mại là làm hàng hóa thay đổi chủ sở hữu còn vận chuyển làm cho hàng hóa thay đổi vị trí. Từ đó phát sinh quan hệ hợp đồng, bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển cùng tham gia ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa, thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của nhau. 

Tuy nhiên, trong thực tế, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này rất phổ biến. Một số tranh chấp hợp đồng vận tải thường gặp như: Tranh chấp hợp đồng vận tải hàng hóa liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng; tranh chấp do bên thuê vận chuyển hàng hóa không đúng thời hạn, địa điểm hoặc bên vận chuyển chậm tiếp nhận hàng hóa tại địa điểm đã thỏa thuận; tranh chấp do bên vận chuyển giao chậm, mất hoặc hư hỏng hàng hóa… Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra tranh chấp trên, trong đó có nguyên nhân do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng vận tải hàng hóa. Các chủ thể tham gia còn thiếu hiểu biết về pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên chủ thể không chú trọng các vấn đề về mặt pháp lý mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận. 

Quy định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Trong quá trình thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nhu cầu giao kết hợp đồng là cần thiết vì các lý do sau:

  • Đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, hạn chế phát sinh tranh chấp trong quá trình vận chuyển hàng hoá.
  • Thống nhất được các vấn đề cơ bản ngay từ ban đầu như loại hàng hoá, chi phí vận chuyển, thời gian,...
  • Xác định rõ nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của các bên trong quá trình vận chuyển.
  • Đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp của bên vận chuyển.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa

1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 Hàng hóa bao gồm:

  • Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
  • Những vật gắn liền với đất đai.

Vận chuyển là nhu cầu thiết yếu của  sự phát triển kinh tế nhằm mục đích thay đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận chuyển.

Theo quy định tại Điều 530 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hay hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng vận chuyển hàng hóa được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

2. Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá mang những đặc điểm của hợp đồng vận chuyển tài sản, bên cạnh đó, hợp đồng vận chuyển hàng hóa còn có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

  • Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá, đây là các loại hàng hoá được phép vận chuyển theo quy định của pháp luật nhưng đặc điểm của loại hình dịch vụ này là vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm khác theo nhu cầu của khách hàng.
  • Có nhiều cách phân loại dịch vụ vận chuyển hàng hoá như: Dựa vào loại hàng hoá, dựa vào phương tiện (tàu, ô tô, máy bay,.....) Dựa vào lãnh thổ (vận chuyển nội địa hay quốc tế), dựa vào thời gian vận chuyển (hỏa tốc, nhanh, thông thường,....)
  • Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên vận chuyển phải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận và được nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và được nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định. 
  • Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Người thứ ba được hưởng lợi ích trong hợp đồng này là người có quyền nhận hàng hóa vận chuyển. Mặc dù người đó không tham gia vào giao kết hợp đồng nhưng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm như trong hợp đồng.

3. Các điều khoản cần phải có  trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Khi xác lập hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì phải đảm bảo các nội dung cơ bản:

  • Thông tin về hàng hóa vận chuyển;
  • Thời gian, địa điểm giao và nhận hàng hóa;
  • Thông tin về phương tiện vận tải;
  • Phí vận tải và phương thức thanh toán;
  • Cách thức giao nhận hàng hóa;
  • Thông tin các bên tham gia giao dịch: bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển;
  • Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng;
  • Điều khoản về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm (nếu có);
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

4. Có bao nhiêu loại hợp​​​​​​​ đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giải thích theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau: 

“Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”. 

Theo Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, có 2 loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và Hợp đồng vận chuyển theo chuyến.

Có bao nhiêu loại hợp​​​​​​​ đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

  • Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.
  • Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

III. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa

1. Điều kiện có hiệu lực của hợ p đồng vận chuyển hàng hóa

Luật Thương mại 2005 không đưa ra điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, tại Điều 4 Luật Thương mại năm 2005 có quy định các vấn đề không được quy định trong Luật Thương mại thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự. Do đó, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vận tải hàng hóa chính là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hay điều kiện hiệu lực của giao dịch dân sự.

Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại bao gồm:

  • Điều kiện về chủ thể của hợp đồng: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
  • Điều kiện về sự tự nguyện của các bên
  • Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng: không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Điều kiện về hình thức của hợp đồng: Theo quy định tại Điều 531 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

2. Nội dung hợp đồng  vận chuyển hàng hóa chi tiết gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất? Tại sao?

Các nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa gồm:

  • Đối tượng vận chuyển
  • Thời gian, địa điểm giao nhận hàng 
  • Phương tiện vận tải
  • Vấn đề thanh toán phí vận tải
  • Giấy tờ cho việc vận chuyển
  • Phương thức giao nhận hàng hóa
  • Quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận tải hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của bên vận tải hàng hóa
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong đó, nội dung quan trọng nhất là về quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận tải hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của bên vận tải hàng hóa. Bởi lẽ, đây là căn cứ quan trọng để các bên xác lập, thực hiện quyền nghĩa vụ của mình khi tiến hành vận chuyển hàng hóa. Đồng thời là căn cứ để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ khi có những tranh chấp xảy ra. 

3. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có bắt buộc phải được soạn thảo bằng văn bản không? Có được​​​​​​​ ký kết hợp đồng này bằng hình thức hợp đồng điện tử không?

Theo quy định tại Điều 531 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vận chuyển hàng hóa được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên. Như vậy, hợp đồng vận tải hàng hóa không bắt buộc phải được soạn thảo bằng văn bản mà còn có thể theo các hình thức khác vừa nêu. 

Theo quy tại Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật Việt Nam công nhận "Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản". Do đó, hợp vận tải hàng hóa có thể được ký kết bằng hình thức hợp đồng điện tử. 

4. Có được yêu cầu​​​​​​​ chủ thể vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng hoá vừa phải bồi thường vừa phải chịu phạt hợp đồng không?

Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005, “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận”. Do đó, chỉ áp dụng chế tài phạt vi phạm trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. 

Vì vậy, bên bị vi phạm chỉ được yêu cầu bên vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng hóa vừa phải bồi thường, vừa phải chịu phạt hợp đồng nếu trong hợp đồng có quy định chế tài phạt vi phạm.

5. Hàng hóa bị từ chối vận chuyể n bằng đường biển là các hàng hóa nào?

Theo khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm “Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Như vậy, nếu đối tượng hàng hóa không thuộc các trường hợp trên thì sẽ bị từ chối vận chuyển bằng đường biển. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là loại hợp đồng có nhiều rủi ro pháp lý mà các bên giao kết cần lưu ý. NPLAW tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật bảo đảm đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được lời giải đáp kịp thời. ​​​​​​​


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan