Nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng tăng cao, nhất là ở giới nữ ở độ tuổi từ 18 đến 50, thuộc mọi thành phần từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập thấp, từ người có trình độ học vấn cao đến người lao động bình thường... Đáp ứng nhu cầu có thật này, ngày càng có nhiều cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và thẩm mỹ xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là địa bàn thành phố. Tuy nhiên, khi thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cần phải tuân thủ các quy định đặt tên theo pháp luật. Trong bài viết lần này, NPLaw xin hướng dẫn quý khách hàng quan tâm về cách thức đặt tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định về đặt tên biển hiệu của các cơ sở làm đẹp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 22 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ là 1 hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; theo Khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ là tổ chức có tên riêng, tài sản riêng, được thành lập nhằm kinh doanh (cung cấp dịch vụ thẩm mỹ), do đó, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ là doanh nghiệp, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2020 (theo Điều 1, Khoản 10 Điều 4 Luật này). Vì vậy, việc đặt tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ sẽ phải tuân thủ các quy định tại Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, việc đặt tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cần lưu ý những điều sau:
Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2022), quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Do đó, tên cơ sở kinh doanh dịch vụ tự động được Nhà nước bảo hộ kể từ khi được thành lập hợp pháp. Tuy nhiên, nếu sử dụng tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ để đăng ký tên nhãn hiệu thì những loại tên không được đăng ký sở hữu trí tuệ gồm:
Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Do đó, tên cơ sở kinh doanh dịch vụ tự động được Nhà nước bảo hộ kể từ khi được thành lập hợp pháp mà không cần đăng ký bảo hộ.
Do chưa có quy định cụ thể về đặt tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ, cũng như thủ tục pháp lý cần thực hiện nên việc đặt tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cũng sẽ giống như việc đặt tên các doanh nghiệp khác, cụ thể: Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Sau khi thành lập, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi tên doanh nghiệp. Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác, quan niệm phong thủy của người phương Đông….vv.
Doanh nghiệp quyền quyết định việc thay đổi tên trong quá trình hoạt động hay nói cách khác việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
Việc đổi tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ hoàn toàn đơn giản, được quy định rất rõ ràng tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 48 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Tại Khoản 5 Điều 32 Nghị định này, phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong trường hợp từ chối thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, khi đặt tên cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ nhưng bị từ chối thì có thể điều chỉnh/ thay đổi lại tên doanh nghiệp hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc khi bắt đầu kinh doanh cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn